Bộ Y tế đã xây dựng “Phương án bảo đảm công tác y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế” để sẵn sàng triển khai, thực hiện khi xảy ra.
Vẫn ghi nhận rải rác các ca mắc mới COVID-19
Mới đây, quan chức WHO cho rằng COVID-19 sẽ thành một bệnh như cúm mùa trong năm nay. Vậy Bộ Y tế đánh giá tình hình dịch COVID-19 tại nước ta hiện nay như thế và nhận định gì về diễn biến dịch trong tương lai?
Theo Bộ Y tế, tại Việt Nam, kể từ đầu dịch đến ngày 20.3.2023, cả nước đã ghi nhận trên 11,5 triệu ca mắc, hơn 10,6 triệu người khỏi bệnh (92,1%) và hơn 43.100 ca tử vong (0,37%), từ ngày 29.12.2022 không ghi nhận trường hợp tử vong mới.
Tính từ ngày 1.1.2023 đến nay ghi nhận 1.915 ca mắc, nhiều ngày không ghi nhận ca mắc mới. Tình hình dịch có xu hướng giảm theo thời gian cả về số mắc và phạm vi địa lý. Tỉ lệ tử vong giảm, tỉ lệ tử vong năm 2020-2021 là 1,87; năm 2022 là 0,11, năm 2023 chưa ghi nhận trường hợp tử vong.
Bộ Y tế nhận định dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác cơ bản vẫn đang được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc.
Tuy nhiên, nước ta vẫn ghi nhận rải rác các trường hợp mắc mới COVID-19, thế giới tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn có khả năng lây lan nhanh hơn, có khả năng làm giảm hiệu quả vaccine hoặc miễn dịch, khiến số mắc, số ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát.
Bộ Y tế đã xây dựng “Phương án bảo đảm công tác y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế” để sẵn sàng triển khai, thực hiện khi xảy ra.
Chủ động đối phó khi phát sinh các tình huống mới của dịch bệnh
Về chủ trương phòng, chống COVID-19 trong thời gian tới, đại diện Bộ Y tế nêu rõ: Việt Nam tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17.3.2022 của Chính phủ về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 và Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11.10.2021 quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, phòng chống dịch theo phương thức quản lý rủi ro;
Bảo đảm hài hòa, chặt chẽ, hiệu quả giữa các biện pháp phòng, chống dịch với các biện pháp khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội. Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19, trong thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục tập trung các nội dung sau:
Tiếp tục theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trong nước, quốc tế; tăng cường giám sát chặt chẽ dịch bệnh tại cửa khẩu, cộng đồng, tại các cơ sở khám, chữa bệnh; tăng cường lấy mẫu các trường hợp nghi ngờ để xét nghiệm, giải trình tự gen nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt khi các biến thể mới của virus cũng như các biến thể phụ có khả năng gây bệnh nặng, né tránh miễn dịch hay giảm hiệu quả thuốc chữa bệnh.
Tiếp tục thúc đẩy việc tiêm vaccine phòng bệnh COVID-19 đặc biệt đối với các trường hợp nguy cơ cao, trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi nhất là ở các tỉnh, thành phố lớn, khu vực trọng điểm du lịch, có lượng khách quốc tế cao.
Tiếp tục đảm bảo công tác phân luồng, thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19, chuẩn bị sẵn sàng cho trường hợp các ca mắc COVID-19 tăng cao; đảm bảo đủ thuốc, thiết bị, hóa chất, sinh phẩm phòng, chống dịch; chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất trong trường hợp phát sinh các tình huống mới của dịch bệnh.
Tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 tại các cửa khẩu và tại cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức của người dân bảo vệ sức khỏe trong tình hình mới.
Bộ Y tế luôn phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới, Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, các tổ chức quốc tế, cùng các chuyên gia, các nhà khoa học theo dõi chặt chẽ và thường xuyên đánh giá tình hình dịch COVID-19;
Trong trường hợp tình hình dịch diễn biến ổn định, có thể dự báo và kiểm soát được, các biện pháp phòng chống dịch sẽ được kịp thời điều chỉnh nhằm chủ động đáp ứng với dịch COVID-19 và bảo đảm sức khỏe người dân.
Ngay trước thềm năm mới 2024, hàng nghìn du khách, người dân trên địa bàn TPHCM đã có dịp tham quan, chiêm ngưỡng những tuyệt tác nghệ thuật tại tòa nhà trụ sở làm việc của chính quyền thành phố.
Xác định 61ha đất rừng do UBND tỉnh Quảng Trị cấp cho Ban Quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải chưa đúng quy định, nên tòa quyết định hủy một phần sổ đỏ.
Trong chuyến thăm Trung Quốc, Thủ tướng Lý Hiển Long sẽ đến các địa điểm gồm thành phố Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông, thành phố Bác Ngao thuộc tỉnh Hải Nam và thủ đô Bắc Kinh.
Tháng 10, CSGT cả nước sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý học sinh vi phạm giao thông; phụ huynh giao xe cho con khi chưa đủ điều kiện điều khiển.
Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép tăng quỹ đất giao thông và phát triển kinh tế xã hội khi điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn 2050.
Ngày 26/6, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an quận Hoàn Kiếm đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Thu Hà (SN 1972, trú tại phường Pom Hán, TP Lào Cai) về tội 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản'. Kiến ThứcNguyễn Thị Thu Hà tại cơ quan Công an.1 Trước đó, Tổ công tác của Công an phường Hàng Bông (quận Hoàn Kiếm) đã phối hợp lực lượng bảo vệ Bệnh viện Việt Đức phát hiện đối tượng Hà đang dẫn 2 người đi từ khu nhà D sang khu...
Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu đã chỉ đạo Thanh tra sở vào cuộc làm rõ vụ nữ nhân viên Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phước Long uống thuốc tự tử do bức xúc việc phân công nhiệm vụ.
Vừa qua, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt phương án vị trí hai tuyến đường tổng chiều dài hơn 1,2km, rộng 4 làn xe trên địa bàn quận Long Biên, kết nối khu trung tâm quận với khu đô thị mới phát triển tiếp giáp với sông Hồng.
Báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn Bến Tre, Tiền Giang tổ chức trao học bổng Tiếp sức đến trường cho 85 tân sinh viên của 2 tỉnh này.