Phó thủ tướng: Nghiên cứu để người dân bán điện mặt trời mái nhà dư thừa

05:10 20/06/2024

Phó thủ tướng giao Bộ Công Thương có phương án khuyến khích người dân lắp điện mặt trời mái nhà cùng thiết bị lưu trữ để bán lại cho EVN.

Nội dung trên được Phó thủ tướng Trần Hồng Hà nêu tại cuộc họp về dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa bên phát năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng lớn (cơ chế DPPA); và chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.

Tại dự thảo về điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương vẫn giữ đề xuất loại hình này được sản xuất nhưng chỉ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác hay lên lưới điện quốc gia. Điện mặt trời mái nhà không nối lưới quốc gia sẽ không giới hạn phát triển. Còn trường hợp nối lưới thì không được vượt quá công suất phân bổ trong Quy hoạch điện VIII (2.600 MW).

Góp ý, các đại biểu đề xuất cho phép người dân lắp điện mặt trời mái nhà được bán phần dư thừa lên lưới. Song, nhà chức trách cần quy định giới hạn tỷ lệ dư thừa để chống trục lợi chính sách, nhất là ở các khu, cụm công nghiệp.

Kết luận, Phó thủ tướng cho rằng người dân lắp đặt điện mặt trời mái nhà phải có hiệu quả kinh tế, còn Nhà nước có thêm nguồn huy động, bảo đảm an ninh năng lượng. Ông giao Bộ Công Thương nghiên cứu phương án khuyến khích, hỗ trợ tài chính (thuế, lãi suất, chi phí lắp đặt) cho họ khi lắp đặt cùng thiết bị lưu trữ để bán lại cho EVN với giá điện nền huy động vào giờ cao điểm.

"Bộ Công Thương cần nghiên cứu, tính toán lợi nhuận của phương án Nhà nước đầu tư nguồn điện mới, làm cơ sở cho chính sách hỗ trợ người dân lắp đặt năng lượng mặt trời mái nhà", ông nói.

Cùng đó, cơ quan soạn thảo phải đơn giản thủ tục, quy định lắp đặt trên các công trình sử dụng vốn đầu tư công, tính giải pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn lưới với công trình trong khu, cụm công nghiệp công suất lớn. Bộ Xây dựng nghiên cứu quy chuẩn về năng lượng sạch, lắp đặt kèm hệ thống pin lưu trữ tại công trình dân dụng.

Hiện, cả nước có hơn 103.000 dự án điện mặt trời mái nhà, tổng công suất đặt hơn 9.500 MW. Theo Quy hoạch điện VIII, quy mô loại nguồn này đến 2030 thêm 2.600 MW hoặc đạt 50% các tòa nhà công sở, nhà dân.

Trước đó, khi xây dựng dự thảo, Bộ Công Thương cho biết chính sách không "mặn mà" với mua bán điện mặt trời bởi nguồn điện này không ổn định, phụ thuộc hoàn toàn vào yếu tố thời tiết. Trong khi đó, để có thể mua được lượng điện dư thừa, Nhà nước sẽ phải bỏ ra nhiều chi phí để đầu tư hệ thống lưu trữ và truyền tải, cũng như chi phí vận hành, bảo dưỡng.

Bộ này còn khẳng định Chính phủ đang khuyến khích lắp điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu với mục đích tự dùng, giảm bớt gánh nặng chi phí tài chính, chứ không phải để kinh doanh, ưu đãi như trước đây. Tổ chức, cá nhân có thể chọn xả lên lưới là một sự ưu ái, may mắn, theo Bộ Công Thương

Ngoài loại hình tự sản tự tiêu, điện mặt trời mái nhà cùng một số dạng năng lượng tái tạo khác (mặt trời, gió, thủy điện nhỏ, sinh khối, địa nhiệt, sóng biển, thủy triều, hải lưu) có thể tham gia mua bán trực tiếp, theo cơ chế DPPA đang được nhà chức trách lấy ý kiến. Các dự án này không giới hạn về công suất nhưng phải được cấp giấy phép hoạt động điện lực, hoặc được miễn trừ giấy phép theo quy định.

Các dự án năng lượng gió, mặt trời muốn tham gia mua bán điện trực tiếp qua lưới quốc gia sẽ phải có công suất trên 10 MW.

Phó thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương làm rõ trách nhiệm của ngành điện trong bảo đảm an toàn hệ thống khi cung cấp dịch vụ truyền tải qua lưới quốc gia giữa người bán và người mua. Cơ quan này cũng phải theo dõi, đưa ra số liệu chính xác về khả năng truyền, phụ tải ở từng vùng và điều chỉnh quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo. Riêng trường hợp mua bán qua đường dây riêng không cần đưa vào quy hoạch.

Theo lãnh đạo Chính phủ, DPPA cần khuyến khích doanh nghiệp đầu tư thiết bị lưu trữ tại các nhà máy, trang trại điện mặt trời để trở thành nguồn nền được huy động với mức giá vào giờ cao điểm. Cơ quan quản lý cần có chế tài với vi phạm liên quan đến đăng ký, cập nhật số liệu, đấu nối, và thanh, kiểm tra.

Phương Dung

Có thể bạn quan tâm
WFP cảnh báo hậu quả khi nguồn cung ngũ cốc từ Nga, Ukraine bị ngừng

WFP cảnh báo hậu quả khi nguồn cung ngũ cốc từ Nga, Ukraine bị ngừng

05:00 19/02/2023

Theo Giám đốc WFP, việc không xem xét lại sáng kiến cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng bị Nga phong tỏa sẽ là thảm họa khi hàng triệu người ở châu Phi đang trên bờ vực của nạn đói.

Giáo hoàng Francis kêu gọi Nga quay lại Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen

Giáo hoàng Francis kêu gọi Nga quay lại Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen

20:50 30/07/2023

Giáo hoàng Francis bày tỏ: “Tôi kêu gọi những người anh em của tôi, các cơ quan chức năng ở Liên bang Nga, thiết lập lại sáng kiến Biển Đen để lúa mỳ có thể được vận chuyển một cách an toàn.'

Người dân Đông Nam Bộ có thu nhập bình quân tháng cao nhất cả nước

Người dân Đông Nam Bộ có thu nhập bình quân tháng cao nhất cả nước

16:30 17/04/2024

Tổng cục Thống kê cho biết trong 6 vùng, Đông Nam Bộ là vùng có thu nhập bình quân tháng năm 2022 cao nhất (6,33 triệu đồng/người/tháng).

Cận cảnh Khu dân cư Phước Thái khiến 12 cựu lãnh đạo Đồng Nai hầu tòa

Cận cảnh Khu dân cư Phước Thái khiến 12 cựu lãnh đạo Đồng Nai hầu tòa

09:30 18/06/2023

Sáng 26/5, TAND Đồng Nai mở phiên tòa sơ thẩm xét xử các bị cáo liên quan vụ vi phạm các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại dự án Khu dân cư Phước Thái. Có 13 bị can liên quan đến vụ án này được đưa ra xét xử, trong đó 12 bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ thuộc các sở ngành, địa phương gồm: Ông Lê Viết Hưng, Gi...

Lý do khiến sản xuất lúa - tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long lụi dần

Lý do khiến sản xuất lúa - tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long lụi dần

18:30 21/07/2023

'Có nhiều lý do làm cho vùng sản xuất lúa - tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long đang bị lụi dần, trong đó lý do chính là không có hệ thống thuỷ lợi' - ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - nói và cho biết hệ thống thuỷ lợi ở vùng này còn nhiều bất cập, do đó cần áp dụng xử lý nước trong từng hộ nuôi tôm trước khi xả ra ngoài.

Tết Đoan Ngọ 2024: Rượu nếp cháy hàng, vải thiều và mận hậu đội giá

Tết Đoan Ngọ 2024: Rượu nếp cháy hàng, vải thiều và mận hậu đội giá

10:50 10/06/2024

Video: Người dân đội mưa đi sắm lễ trong ngày Tết Đoan Ngọ ở Hà Nội. Ngay từ sáng sớm, chợ Hàng Bè (quận Hoàn Kiếm) đã đông người đi mua bán để chuẩn bị cho mâm cúng Tết Đoan Ngọ. Nhiều chị em tranh thủ sắm lễ sớm để kịp giờ đi làm trong ngày đầu tuần. Rượu nếp là mặt hàng đắt khách nhất. Quan niệm dân gian cho rằng vị cay nồng của rượu nếp có thể diệt được sâu bọ, bệnh tật trong cơ thể con người. Giá mỗi cân rượu nếp ở mức 80.000 - 100.000...

Tranh chấp ngư trường vùng biển Cà Mau diễn biến rất phức tạp

Tranh chấp ngư trường vùng biển Cà Mau diễn biến rất phức tạp

21:10 16/01/2024

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh đẩy nhanh quá trình điều tra, xác minh, xử lý nghiêm đối tượng theo quy định để kịp thời răn đe, chấm dứt các hành vi vi phạm khi hàng loạt vụ tranh chấp ngư trường liên tục xảy ra trong thời gian gần đây.

Hanwha Life khởi động chuỗi sự kiện 'Trao bảo vệ, trọn an tâm' kỷ niệm 16 năm tại Việt Nam

Hanwha Life khởi động chuỗi sự kiện 'Trao bảo vệ, trọn an tâm' kỷ niệm 16 năm tại Việt Nam

09:30 14/06/2024

Nhân kỷ niệm 16 năm có mặt tại Việt Nam, Hanwha Life khởi động chuỗi sự kiện trách nhiệm xã hội vì cộng đồng (CSR) với tên gọi “Trao bảo vệ, trọn an tâm” tại 16 địa phương trên cả nước, với mong muốn đồng hành, sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Việt.

Malaysia đứng ở 'ngã ba đường' - chọn bảo vệ môi trường hay cơ hội phát triển kinh tế?

Malaysia đứng ở 'ngã ba đường' - chọn bảo vệ môi trường hay cơ hội phát triển kinh tế?

08:30 05/04/2024

Nổi tiếng với những khu rừng nhiệt đới tươi tốt và hệ sinh thái phong phú, cũng như được xếp hạng là quốc gia có độ đa dạng sinh học lớn thứ 12 trên thế giới, Malaysia đang đứng ở ngã ba đường của bài toán hóc búa giữa bảo tồn môi trường và cơ hội kinh tế.

Co loi xay ra
Co loi xay ra