Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ, tiếp tục triển khai đột phá về xây dựng, hoàn thiện thể chế theo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Từ đầu nhiệm kỳ tới nay, Chính phủ, Thủ tướng đã yêu cầu người đứng đầu các Bộ, ngành, địa phương trực tiếp lãnh đạo công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế; ưu tiên nguồn lực cho công tác pháp chế, xây dựng pháp luật; Đồng thời tăng cường kỷ luật, kỷ cương; bảo đảm tiến độ, chất lượng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Thủ tướng nhấn mạnh, Bộ nào, cơ quan nào chưa giao Bộ trưởng, trưởng ngành trực tiếp phụ trách, chịu trách nhiệm về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thì phải phân công lại và báo cáo lại Thủ tướng.
Thủ tướng nhắc lại những yêu cầu với công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế: thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng; tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc trong thực tế; đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, các vấn đề đột xuất, phát sinh.
"Những vấn đề đã rõ, đã chín, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, đa số đồng tình thì tiếp tục luật hóa thực hiện.
Những vấn đề chưa có quy định, hoặc đã có quy định, nhưng chưa theo kịp thực tiễn, thì phải xây dựng quy định để tạo hành lang pháp lý cho phát triển, mạnh dạn thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn nhưng không nóng vội", Thủ tướng lưu ý.
Từ đầu nhiệm kỳ tới nay, Chính phủ đã tổ chức 26 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, tổ chức Hội nghị toàn quốc về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế (9/2021); cho ý kiến, xem xét, thông qua đối với gần 100 đề nghị xây dựng luật, dự án luật trình Quốc hội xem xét, thông qua hơn 60 luật, nghị quyết; ban hành hơn 350 nghị định; Thủ tướng ban hành 85 quyết định quy phạm.
Riêng trong 5 tháng đầu năm 2024, Chính phủ tổ chức 4 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, cho ý kiến, thông qua đối với 20 đề nghị xây dựng luật, nghị quyết, dự án luật.
Tại phiên họp lần này, Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung trí tuệ, tiếp tục tinh thần đổi mới; trình bày báo cáo, phát biểu ý kiến ngắn gọn, rõ ý, đi thẳng vào vấn đề; tập trung trao đổi về các vấn đề quan trọng, còn ý kiến khác nhau cần thảo luận, xin ý kiến Chính phủ; bảo đảm tiến độ, chất lượng của phiên họp.
Theo chương trình, phiên họp dự kiến xem xét, cho ý kiến, thông qua đối với 6 nội dung. Trong đó có 3 dự án luật: Luật Hóa chất (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Và 3 đề nghị xây dựng luật: Luật Dữ liệu, Luật Phòng bệnh, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Chiều 7-6, cơ quan chức năng vẫn đang tìm kiếm một người bị rớt xuống sông Đồng Nai trong vụ lật thuyền máy.
Hàng trăm công nhân lao động khó khăn ở Bình Dương vui mừng nhận quà Tết từ tổ chức Công đoàn.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho phép những học sinh thuộc vùng giáp ranh giữa các khu vực tuyển sinh hoặc có chỗ ở thực tế khác với nơi thường trú được phép đổi khu vực tuyển sinh.
Hạ Long cho biết đang tìm hiểu phản ánh về việc 'dùng từ ngữ không phù hợp' tại sự kiện du lịch với hàng nghìn khách Trung Quốc tham dự tại thành phố này.
Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM đang xem xét các quy định để tuyển thẳng thí sinh Nguyễn Thị Yến Nhi - nữ sinh bị tai nạn gãy sống lưng phải bỏ bài thi môn Toán - được vào lớp 10 công lập trường gần nhà.
Chuyến xuất ngoại đầu tiên của ông Tập Cận Bình trong nhiệm kỳ chủ tịch nước lần thứ ba liên tiếp đang bị phủ bóng bởi diễn biến bất ngờ liên quan người mà ông sắp gặp tại Điện Kremlin: Tổng thống Nga Vladimir Putin.
UN Women tổ chức hoạt động truyền thông, tập huấn nâng cao nhận thức về bạo lực giới, đặc biệt là bạo lực trên không gian mạng tại TP.HCM cho gần 30 người có tầm ảnh hưởng gồm ca sỹ, diễn viên, MC...
Công an huyện Hoài Ân (Bình Định) cho biết một người đàn ông đã dùng búa đánh nhiều cái vào đầu một nữ trung tá làm bể sọ, phải đi cấp cứu.
Nam học sinh ở TP Đồng Hới, Quảng Bình được các bác sĩ cứu sống khi bị bạn cùng trường dùng dao đâm thủng thận.