Việc Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu giáo viên không trả bài đầu giờ theo kiểu học thuộc lòng gây xôn xao dư luận. Tuổi Trẻ đã phỏng vấn ông Nguyễn Bảo Quốc, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM.
Ông Quốc nói: Về nguyên tắc, thầy cô giáo được quyền chủ động. Sở GD-ĐT không can thiệp sâu vào quá trình dạy học của giáo viên. Việc yêu cầu giáo viên không trả bài theo kiểu học thuộc lòng là nhắc nhở về một số phương pháp chưa phù hợp với tinh thần đổi mới hiện nay.
Ở TP.HCM, nhiều giáo viên đã rất sáng tạo khi thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy cũng như phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn một số giáo viên khi kiểm tra còn nặng về việc yêu cầu học sinh phải nhớ kiến thức một cách máy móc. Điển hình của hình thức này là kêu học sinh trả bài đầu giờ.
* Thưa ông, sự không phù hợp của hình thức trả bài đầu giờ cụ thể như thế nào?
- Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Nó giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông và biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kỹ năng đã học vào đời sống thực tế.
Vì vậy, việc đánh giá không chú trọng xem học sinh đã tiếp thu được bao nhiêu kiến thức như cách làm truyền thống lâu nay. Thay vào đó, nhà trường cần áp dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra nhằm giúp học sinh phát triển năng lực, phẩm chất của mình.
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, việc đánh giá học sinh có thường xuyên và định kỳ. Thường xuyên là đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh theo yêu cầu cần đạt của chương trình. Quá trình này nhằm cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên, học sinh để kịp thời điều chỉnh trong quá trình dạy - học. Đánh giá thường xuyên nhằm hỗ trợ, thúc đẩy sự tiến bộ, xác nhận kết quả đạt được của học sinh...
Định kỳ là đánh giá kết quả rèn luyện và học tập sau một giai đoạn trong năm học. Từ đó, ta có thể thấy kiểm tra miệng là một trong các hình thức của quá trình đánh giá thường xuyên. Quá trình đánh giá thường xuyên được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau như hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập...
* Nhiều giáo viên cho rằng không trả bài đầu giờ thì sẽ không kiểm tra được học sinh có nắm được bài cũ hay không. Chưa kể việc không trả bài sẽ khiến học sinh lười học, không chịu học bài. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
- Việc trả bài theo kiểu yêu cầu học sinh học thuộc lòng rồi nói lại, trên cơ sở đó giáo viên sẽ cho điểm là một hình thức kiểm tra nặng về kiểu dạy học theo lối truyền thụ kiến thức. Chưa kể cách trả bài này gây căng thẳng và áp lực cho học sinh. Nhất là thời điểm giáo viên mở sổ ra, dò từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên rồi bất ngờ kêu tên một học sinh nào đó lên trả bài.
Chương trình mới nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Các bài học được thiết kế theo từng chủ đề. Mỗi chủ đề có thể dạy trong nhiều tiết học. Khi đánh giá thường xuyên, thầy cô giáo có thể áp dụng hình thức hỏi - đáp. Nhưng thay vì trả bài thì có thể tổ chức các hoạt động mang tính vận dụng kiến thức vào thực tế. Hoặc giáo viên cũng có thể giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm hiểu từ môi trường xung quanh, tài liệu để viết nhận xét, bày tỏ quan điểm về một việc cụ thể liên quan tới môn học.
Giáo viên cũng có thể tổ chức cho học sinh thuyết trình, thực hành, thí nghiệm. Hoặc trong quá trình giảng dạy bài mới, thầy cô giáo cũng có thể lồng ghép nội dung bài cũ để giúp học sinh ôn tập...
* Ông nhận định thế nào về quá trình đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh ở TP.HCM hiện nay? Theo ông, thử thách lớn nhất đối với ngành GD-ĐT TP.HCM trong quá trình đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh là gì?
- Tôi cho rằng thách thức lớn nhất của quá trình đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá học sinh nói riêng là việc nâng cao nhận thức và chuyển biến nhận thức đó thành hành động của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên.
Ngoài những quy định của Bộ GD-ĐT, từ nhiều năm nay TP.HCM đã kiên trì thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá học sinh. Điều này thể hiện rất rõ trong nội dung đề thi tuyển sinh vào lớp 10. Trong đó đa số các câu hỏi đều yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tế chứ không phải học thuộc lòng.
Đến thời điểm này, đa số giáo viên ở nhà trường THCS, THPT đều đã thực hiện đổi mới với nhiều mức độ khác nhau. Trong đó, có một số giáo viên đã rất sáng tạo và đạt được những hiệu quả tích cực. Tuy nhiên tôi cũng thừa nhận vẫn còn một số giáo viên chưa thực hiện nhuần nhuyễn tinh thần đổi mới cách kiểm tra, đánh giá học sinh.
Do đó, chúng tôi đã xác định thay đổi phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục TP.HCM trong năm học 2023 - 2024. Hiện nay, Sở GD-ĐT TP.HCM đã chỉ đạo các trường THCS, THPT xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá học sinh với thời gian, hình thức, nội dung... cụ thể. Trong đó, sở khuyến khích nhà trường đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đánh giá, đồng thời phổ biến kế hoạch trên đến tất cả học sinh.
Việc nhắc nhở giáo viên không trả bài theo kiểu học thuộc lòng là một trong những cách giúp giáo viên hiểu sâu hơn, chắc hơn về tinh thần của đổi mới. Thời gian tới chúng tôi sẽ có thêm một số hoạt động hỗ trợ thầy cô giáo như tập huấn các phương pháp đánh giá học sinh. Ví dụ như giao nhiệm vụ học tập như thế nào, đánh giá thông qua sản phẩm học tập ra sao, vận dụng linh hoạt các hình thức đánh giá sao cho hiệu quả...
Ngoài ra Sở cũng sẽ chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên môn cấp tổ, cấp trường, cấp liên trường về đổi mới phương pháp đánh giá học sinh. Cái chính là giúp giáo viên hiểu rõ, hiểu sâu và tự tin thực hiện.
Câu chuyện "Giáo viên TP.HCM không được yêu cầu học sinh trả bài bất ngờ?" trên Tuổi Trẻ Online tạo nên sự tranh luận của bạn đọc.
Có bạn đọc ủng hộ vì "không có nước phát triển nào trả bài đầu giờ, tập là tập cho học sinh ý thức, chứ ép buộc càng ngày càng tệ thôi". Bạn đọc khác cũng cho rằng "kiểm tra đánh đố cực chẳng đã không mấy hiệu quả, vậy thôi đi cho các em nhẹ bớt chút".
Ngược lại, nhiều bạn đọc không đồng tình, cho rằng: "Theo tôi vẫn nên kiểm tra đầu giờ. Bởi như vậy học sinh mới có ý thức tự giác học hơn, không có gì là áp lực cả".
Hội đồng thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường đại học Sư phạm TP.HCM đã dùng máy quét an ninh để kiểm tra các thí sinh trước khi vào phòng thi.
Trên đường từ TPHCM về ngang qua địa bàn tỉnh Kiên Giang thì Nam bị lực lượng Công an TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang bắt quả tang có hành...
Hà Nội - Một con ngõ nhỏ tại phố Khương Trung, từ nhiều năm nay có cây cột điện đứng chắn giữa tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nhưng vẫn...
Chiều 8/7, tại họp báo Bộ Công an, đại diện Cục Cục An ninh điều tra A09 cho biết, ngày 8/5, Cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Đưa hối lộ và Nhận hối lộ, xảy ra tại Công ty Cây xanh Công Minh và các tỉnh, thành phố. Hiện Bộ Công an chưa khởi tố bị can. Kết quả điều tra xác định công ty Công Minh đã thông đồng với các chủ đầu tư để được tham gia vào xây dựng...
Hoạt động tắm trải nghiệm tại thác nước Du Già ở Hà Giang sẽ bị tạm dừng cho đến khi khu vực này đảm bảo các điều kiện khai thác và cho phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Người phụ nữ sau khi đem sợi dây chuyền vàng đi bán đã nói dối bị cướp. Cơ quan công an đang củng cố hồ sơ để xử lý về hành vi báo tin giả, không đúng sự thật.
Công an tỉnh Đồng Nai cho hay đã khởi tố sáu người có dính líu sai phạm ở dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc dự án sân bay Long Thành.
Một vụ tai nạn xảy ra trên cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội) vào giờ cao điểm sáng 28/2 khiến hàng trăm xe dồn ứ không thể di chuyển.
Tháng 1-2022, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xảy ra vụ án mạng rúng động khi người con gái lên chợ Kim Biên (TP.HCM) mua xyanua về đầu độc cha rồi giấu xác, đốt nhà để che giấu tội ác. Vụ việc mới nhất tại tỉnh Đồng Nai là lời cảnh báo đáng sợ.