Đại diện UBND quận Tân Phú cho hay việc hơn 80% hồ sơ cấp sổ đỏ lần đầu trễ hạn 'là do quận linh hoạt trong quá trình giải quyết hồ sơ để thuận lợi cho người dân'.
Chiều 11-10, ông Nguyễn Quốc Bình - phó chủ tịch UBND quận Tân Phú - đã trao đổi với Tuổi Trẻ Online quanh thông tin kết luận 80% hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất (sổ đỏ) ở quận này giải quyết trễ hạn theo kết luận thanh tra của Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM.
Theo ông Bình: "Kết luận thanh tra 80% hồ sơ cấp sổ đỏ lần đầu của quận Tân Phú bị trễ hạn nhưng không phải quận làm trễ. Ở đây do quận muốn làm thuận lợi cho người dân hơn".
* Trễ hạn mà lại thuận lợi cho người dân, nghĩa là sao, thưa ông?
- Những trường hợp cấp sổ đỏ dễ, không vướng mắc, người dân đã làm xong hết. Hiện nay ở Tân Phú có khoảng 2.000 sổ đỏ chưa được cấp. Những hồ sơ này hầu hết là hồ sơ khó, phức tạp. Khi thụ lý, những hồ sơ này có nhiều giấy tờ liên quan để chứng minh nguồn gốc tạo lập, chủ sử dụng, đồng thừa kế...
Có những hồ sơ dày cả gang tay nên khi cán bộ nhận thụ lý không lường hết được sự phức tạp của hồ sơ. Theo quy trình giải quyết hồ sơ cấp sổ đỏ lần đầu là 30 ngày, nhưng khi nhận vào mới phát sinh các vấn đề cần người dân bổ sung, giải trình.
Nếu làm đúng quy trình, quận sẽ trả hồ sơ ra để người dân bổ sung xong nộp lại và tính thời gian lại từ đầu. Tuy nhiên để thuận lợi cho người dân, quận chỉ ra thông báo cho người dân nộp bổ sung hồ sơ.
* Việc này ảnh hưởng thế nào đến thời gian giải quyết hồ sơ?
- Ví dụ có hồ sơ khi nộp vào người dân cam kết chỉ có 5 người đứng tên sử dụng. Sau khi kiểm tra lại phát sinh người thừa kế. Nếu đúng, quận sẽ trả ra để người dân bổ sung và nộp lại hồ sơ (thời gian giải quyết tính lại từ đầu). Như vậy sẽ không bị trễ hạn hồ sơ giải quyết. Dù vậy, quận linh động bằng cách làm thư báo để người dân bổ sung vào.
Khi nhận thư báo, người dân sẽ làm thủ tục giải trình về trường hợp thừa kế phát sinh. Việc này tốn thêm khoảng 5-10 ngày nữa. Khi người dân nộp lại, cộng dồn thời gian từ khi nộp hồ sơ là 15-20 ngày. Sau đó các cơ quan xử lý tiếp hồ sơ thành ra ngày trả kết quả trễ so với giấy hẹn.
Như vậy tổng quan thời gian xử lý hồ sơ từ đầu cho tới lúc cấp sổ đỏ cho người dân thông quá 30 ngày nhưng lại trễ so với ngày hẹn trả kết quả. Việc này không phải là địa phương làm khó người dân hay cấp trễ. Việc này chủ yếu do nhận định thôi.
* Việc hồ sơ bị thiếu cần phải trả về hoặc yêu cầu bổ sung có phải là hạn chế của quá trình tiếp nhận hồ sơ hay không?
- Bộ phận tiếp nhận sẽ không lường hết trước được các trường hợp phát sinh. Ví dụ ban đầu hồ sơ gồm có các thành phần mua bán, thời gian tạo lập… đó là những thành phần cứng.
Nhưng người dân sẽ không hiểu giống như cán bộ. Ví dụ, khu đất do cha đứng tên mua nhưng sau đó cha chết, một người con sử dụng đi nộp hồ sơ làm sổ đỏ. Có người biết họ sẽ kê khai di sản, còn người không biết họ cứ nộp vào. Khi tiếp nhận đọc kỹ hồ sơ sẽ phải yêu cầu họ nộp giấy kê khai tài sản.
* Nhưng cũng có phản ánh một số cơ quan yêu cầu người dân bổ sung hồ sơ nhiều lần, gây khó dễ, mất thời gian của dân?
- Nguyên tắc quận chỉ cho bộ trả hồ sơ một lần. Cán bộ phải coi hết toàn diện hồ sơ trong vòng 5-7 ngày làm việc. Một hồ sơ không thể nào trả nhiều lần, tội người dân.
"Thanh tra nhắc nhở, quận sẽ trả lại hết hồ sơ cho người dân"
* Sau thanh tra, quận Tân Phú sẽ xử lý hạn chế này như thế nào?
- Sau khi bị thanh tra nhắc nhở, địa phương quyết định sẽ trả lại hết hồ sơ người dân chứ không gửi thư yêu cầu bổ sung nữa. Và người dân phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nộp lại và quận sẽ làm lại từ đầu.
Tức là bây giờ kiểm tra thành phần hồ sơ bị thiếu hoặc nội dung gì cần giải trình mình sẽ trả lại người dân và tính lại thời gian ngay từ đầu. Về nguyên tắc, nếu làm vậy khi kiểm tra sẽ đảm bảo giải quyết đúng thời hạn 100%. Nhưng thực tế như vậy sẽ rất tội cho người dân.
* Nhưng vậy tại sao không làm chuẩn ngay khâu đầu tiên tiếp nhận hồ sơ cho đủ để khỏi phải trả ra phiền phức người dân?
- Quận cũng đã quán triệt với bộ phận tiếp nhận hồ sơ ở các chi nhánh phải thường xuyên cập nhật cho cán bộ các quy định mới để khi nhận hồ sơ phải xem thật kỹ thành phần hồ sơ. Tất nhiên có những chuyện hồ sơ quá khó không thể trách anh em được.
Riêng hồ sơ khi đã trình xuống tôi ký, nếu có thiếu thành phần hồ sơ sẽ không trả cho người dân nữa mà đưa ngược lại chi nhánh và yêu cầu các bộ phận tiếp nhận làm cách trong thời gian cho phép bổ sung đủ thành phần hồ sơ để giải quyết cho người dân. Vấn đề nào thuộc lỗi của nhà nước mình tuyệt đối sẽ không trả ra.
Ngôi nhà ba tầng là nơi ở kết hợp kinh doanh tại huyện Vĩnh Tường bốc cháy lúc rạng sáng khiến ba mẹ con tử vong.
Một học sinh lớp 5 bị một phụ nữ lạ mặt dúi vào tay 20.000 đồng, nhưng khi đưa tiền cho cô giáo thì giáo viên chóng mặt, buồn ngủ.
Một khách hàng tại TP.HCM đã may mắn trúng giải độc đắc Jackpot 2 ở loại hình xổ số tự chọn Power 6/55 của Vietlott diễn ra vào tối 5/3 với trị giá giải thưởng hơn 7,6 tỷ đồng.
Tỷ phú Hong Kong Chu Nap Kee Eric - tức Chu Lập Cơ, chồng bà Trương Mỹ Lan, bị tuyên phạt 9 năm tù về hành vi giúp vợ 'rút ruột' SCB, gây thiệt hại hơn 9.116 tỷ đồng.
Cô gái bị chặn đường lột đồ, cắt tóc giữa đường gây xôn xao cộng đồng mạng được xác định quê ở tỉnh Cà Mau. Người đàn ông cố gắng bảo vệ nạn nhân đang sinh sống tại huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai). Hai người được cho là có quan hệ tình cảm từ vài năm nay.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết quân đội nước này đã phá hủy 3 bệ phóng Patriot mà Mỹ cung cấp cho Ukraine chỉ trong một ngày.
Đi xe của người thân, bạn bè có bị phạt lỗi xe không chính chủ? Mức phạt lỗi không chính chủ năm 2023 là bao nhiêu? - Độc giả Thanh Hoa
Giám đốc Trung Quốc sa lưới tại TP Pleiku (Gia Lai) sau 26 giờ trốn chạy. Tới hôm nay, vụ án nữ kế toán bị sát hại tại tỉnh Bình Dương vẫn chưa hết chấn động và được dư luận rất quan tâm. Lật lại vụ việc, khoảng 17h ngày 29/3, nhân viên Công ty Vinh Nhuận (phường Khánh Bình, thị xã Tân Uyên, Bình Dương) phát hiện chị Lý Thị M. (30 tuổi, trú thị xã Tân Uyên, Bình Dương) đã chết trong phòng vệ sinh của công ty. Cách chỗ nạn nhân vài mét có một con...
Na Ngoi là xã biên giới thuộc huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), với hơn 90% dân số là đồng bào người Mông. Do cuộc sống còn khó khăn, phải lo cái ăn, cái mặc nên trước đây một số người dân không được đi học đầy đủ. Trước thực trạng trên, đầu năm 2024, Trường Phổ thông DTBT Tiểu học Na Ngoi 2 mở lớp xóa mù chữ ở bản Huồi Xài và bản Pù Quặc 2 thuộc xã Na Ngoi. Ngày khai giảng, lớp học có 12 học viên nhưng đa phần là những người chưa biết chữ, có người từng...