Chính phủ Philippines nói sẽ không cản trở nếu ông Duterte muốn nộp mình cho ICC cũng như tuân thủ nếu Interpol phát lệnh bắt ông.
Văn phòng Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. ngày 13/11 cho biết họ sẵn lòng cân nhắc khả năng giao nộp cựu tổng thống Rodrigo Duterte nếu có yêu cầu từ Interpol, liên quan chiến dịch chống ma túy của ông.
"Nếu Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) chuyển quy trình này sang Interpol, cơ quan có thể phát cảnh báo đỏ cho chính quyền Philippines, chúng tôi có nghĩa vụ phải tôn trọng. Trong trường hợp này, các cơ quan thực thi pháp luật trong nước sẽ phải phối hợp đầy đủ với Interpol theo quy trình đã thiết lập" ông Lucas Bersamin, Thư ký điều hành văn phòng Tổng thống Philippines, nói.
Đây là lần đầu chính phủ Philippines thông báo sẽ hợp tác với ICC liên quan đến các cáo buộc nhắm vào cựu tổng thống Duterte. Ông Bersamin khẳng định chính phủ sẽ không phản đối hay cản trở nếu ông Duterte muốn nộp mình cho cơ quan này.
Trước đó cùng ngày, ông Duterte nói trong phiên điều trần quốc hội rằng ông không sợ ICC và đề nghị cơ quan này nhanh chóng điều tra cáo buộc tội ác chống loài người nhằm vào ông.
"ICC chẳng khiến tôi sợ chút nào. Họ có thể tới bất cứ lúc nào. Tôi cho rằng các ông có thể tạo điều kiện thuận lợi cho họ tới đây và bắt đầu điều tra. Tôi rất hoan nghênh điều đó", ông Duterte nói trước quốc hội.
Cựu tổng thống Philippines khẳng định "không có gì phải che giấu", nhấn mạnh những gì ông đã làm trong cuộc chiến chống ma túy là vì đất nước và thế hệ trẻ. Ông nói sẽ không ngụy biện, cũng không xin lỗi, "kể cả có phải xuống địa ngục cũng chấp nhận".
Khi còn đương nhiệm, ông Duterte đã mở chiến dịch chống ma túy, cho phép cảnh sát bắn chết các nghi phạm ngay tại chỗ mà không cần qua xét xử. Các biệt đội cảnh sát Philippines sau đó đã liên tục nổ súng bắn hạ người tình nghi trên đường phố, ngay cả với những người không có hành vi phạm tội.
Cảnh sát cho biết chiến dịch đã khiến hơn 6.000 người thiệt mạng, nhưng các nhóm nhân quyền ước tính con số thực tế lên tới hàng chục nghìn người.
ICC đang điều tra những cáo buộc cho rằng chiến dịch của ông Duterte là "tội ác chống lại loài người". Philippines rời ICC vào năm 2019 theo chỉ thị của ông Duterte. Trước đó Tổng thống Marcos tuyên bố chính phủ của ông sẽ không hợp tác với cuộc điều tra của ICC.
Ngọc Ánh (Theo Reuters)
Cả Nga và Ukraine đều đang nỗ lực tạo lợi thế trên bàn đàm phán trước thời điểm ông Trump nhậm chức tổng thống Mỹ.
Ông Putin tuyên bố Nga sẽ trừng phạt nghiêm khắc hành vi can thiệp vào bầu cử tổng thống nước này dự kiến diễn ra vào năm 2024.
Quân đội Ukraine đang rất cần nhân lực để ngăn chặn đà tiến của Nga, song những tính toán chính trị đang khiến điều này trở nên khó khăn.
Cộng hòa Dominicana ngày 2/10 thông báo sẽ bắt đầu trục xuất hàng loạt người Haiti định cư bất hợp pháp tại nước này, con số có thể lên tới 10.000 người mỗi tuần.
Tuyên bố chung của lãnh đạo Nga - Trung ủng hộ giải quyết xung đột tại Ukraine bằng đối thoại, nhưng nhấn mạnh cần 'loại bỏ nguyên nhân gốc rễ' khủng hoảng.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định những lời cảnh báo của Matxcơva không có nghĩa là nước này muốn chiến tranh hạt nhân.
Theo báo cáo của Bộ An toàn thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) ngày 14/7, hoạt động buôn bán bất hợp pháp fentanyl, một loại chất giảm đau bị lạm dụng như ma túy, đã tăng mạnh trong năm nay.
Ngoại trưởng các nước Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã chỉ trích Israel tiếp tục xây dựng các khu định cư tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng.
Hàng nghìn người ủng hộ và đảng viên Đảng Xã hội Tây Ban Nha đã tập hợp bên ngoài trụ sở quốc gia của đảng ở Madrid hôm 27/4 để thể hiện sự ủng hộ của họ đối với Thủ tướng Pedro Sánchez và kêu gọi ông không từ chức.