Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định những lời cảnh báo của Matxcơva không có nghĩa là nước này muốn chiến tranh hạt nhân.
Ngày 22-9, Đài RT dẫn lại lời ông Lavrov nói trên kênh Sky News Arabia rằng Nga không muốn chiến tranh hạt nhân và nói rằng những lời cảnh báo thời gian qua không có nghĩa là nước này định sử dụng vụ khí hạt nhân.
Lo ngại về sự leo thang căng thẳng giữa Nga và NATO đã gia tăng trong những tuần gần đây, khi các nước phương Tây đẩy mạnh thảo luận về việc cho phép Ukraine tiến hành các cuộc tấn công tên lửa vào sâu bên trong lãnh thổ Nga.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo động thái này đồng nghĩa với việc phương Tây tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột. Một số ý kiến cho rằng lời nói của ông Putin có nghĩa là Matxcơva đã sẵn sàng triển khai vũ khí hạt nhân.
Khi được hỏi về vấn đề này, ông Lavrov khẳng định dù Nga thực sự có "vũ khí sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho những người điều hành chế độ Ukraine", ám chỉ Mỹ và các đồng minh phương Tây, nhưng Matxcơva không muốn sử dụng chúng.
"Chúng tôi nói về các lằn ranh đỏ, dựa trên thực tế là các đánh giá và tuyên bố của chúng tôi sẽ được những người thông minh, có khả năng ra quyết định lắng nghe. Nói rằng nếu ngày mai ai đó không làm những gì chúng tôi yêu cầu, chúng tôi sẽ nhấn 'nút đỏ' là không thích đáng", ông Lavrov giải thích. Nhà ngoại giao Nga nói thêm rằng ông tin những người ra quyết định ở phương Tây cũng hiểu điều này, bởi vì "không ai muốn một cuộc chiến tranh hạt nhân".
Dù vậy, ông Lavrov nhấn mạnh rằng dù Matxcơva không muốn xung đột ở Ukraine leo thang nhưng điều này chắc chắn sẽ xảy ra nếu Kiev được phép sử dụng vũ khí tầm xa.
Những tuần qua, Ukraine đã hối thúc các nước phương Tây cho phép nước này sử dụng tên lửa tầm xa tấn công vào lãnh thổ Nga. Tổng thống Volodymyr Zelensky dự định sẽ thúc đẩy việc này trong chuyến công du Mỹ.
Tờ The Times mới đây dẫn các nguồn tin cho hay nhiều khả năng Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ không cho phép việc này sau cuộc gặp với ông Zelensky.
Tờ này dẫn lời một nhà ngoại giao NATO giấu tên nói rằng vấn đề chính đối với các quốc gia phương Tây trong tình huống này là họ không biết ranh giới đỏ của Nga thực sự là gì. Nhà ngoại giao này cũng nhận định rằng mức độ đe dọa từ Nga "chưa bao giờ cao đến vậy".
Trong khi đó, quyết định tấn công sâu vào lãnh thổ Nga khó có thể thay đổi cục diện của cuộc xung đột, vì Nga đã rút máy bay và hệ thống tên lửa khỏi phạm vi vũ khí do phương Tây sản xuất.
Tờ The Times dẫn lời các chuyên gia quân sự và nhà ngoại giao cũng có chung quan điểm rằng Ukraine khó đẩy lùi lực lượng của Nga trong viễn cảnh trung hạn. Và vì vậy, bất cứ cuộc đàm phán nào cũng sẽ "rất rất khó khăn đối với Ukraine".
Nhân dịp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thăm Việt Nam, Đại sứ Hà Huy Thông đã chia sẻ câu chuyện về cuộc gặp gỡ đặc biệt giữa Bác Hồ và hai nhà báo Hoa Kỳ hơn 56 năm về trước.
Ngày 20/11 (heo giờ địa phương) Đại sứ quán và Phòng Tùy viên Quốc phòng Việt Nam tại Venezuela đã phối hợp với Học viện Nghiên cứu tác chiến chiến lược, Bộ Quốc phòng Venezuela tổ chức buổi tọa đàm 'Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành'.
Ông Kim giám sát tập trận sử dụng bệ phóng rocket đa nòng siêu lớn, mô phỏng khả năng tấn công phủ đầu Hàn Quốc.
Diễn biến mới quanh vụ ông Donald Trump bị sám sát hụt hôm 15/9, mối quan hệ Nga với phương Tây, Israel ra tuyên bố quan trọng về căng thẳng với Hezbollah, Nga tăng cường quy mô quân đội... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.
Ngày 26/5, trong khuôn khổ Lễ hội văn hóa Mogoșoaia ClasicFest 13 tại Lâu đài Mogosoaia, tỉnh Ilfov, Đại sứ quán Việt Nam tại Romania đã có buổi giới thiệu cà phê Việt Nam đến ngoại giao đoàn và đông đảo công chúng tại Romania.
Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ, trong tiến trình bình thường hóa quan hệ của nước này với Syria, Ankara tin tưởng vào vai trò mang tính xây dựng của Nga và Iran.
Hạ viện Mỹ bỏ phiếu phê duyệt luận tội Bộ trưởng An ninh Nội địa vì hai cáo buộc liên quan đến an ninh biên giới.
Theo Chủ tịch Tập Cận Bình, Bắc Kinh sẵn sàng tăng cường hợp tác và thúc đẩy tình đoàn kết với Islamabad, tuy nhiên Pakistan cần đảm bảo an toàn cho các tổ chức và nhân viên nước Trung Quốc làm việc ở đó.
Hassan Nasrallah đã đứng đầu Hezbollah suốt 32 năm, được các thành viên tôn kính và đóng vai trò quan trọng trong 'trục kháng chiến' do Iran hậu thuẫn.