Philippines đã phản đối việc Trung Quốc triển khai tàu tuần duyên lớn nhất vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Manila tại Biển Đông.
“Chúng tôi ngạc nhiên trước việc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày càng hung hăng khi triển khai con “tàu quái vật” này”, phát ngôn viên Hội đồng an ninh quốc gia Philippines Jonathan Malaya phát biểu trong cuộc họp báo ngày 14-1.
Philippines cáo buộc động thái của Trung Quốc rõ ràng nhằm đe dọa các ngư dân của nước này đang hoạt động xung quanh bãi cạn tranh chấp ở Biển Đông.
Theo Hãng tin Reuters, Manila đã gửi công hàm phản đối về sự hiện diện của tàu tuần duyên Trung Quốc số hiệu 5901, với chiều dài 165mm, nặng 12.000 tấn, được phát hiện cách bờ biển tỉnh Zambales (Philippines) 143 km và yêu cầu tàu Trung Quốc rút khỏi EEZ của Philippines.
“Đây là một hành động leo thang và khiêu khích”, người phát ngôn Malaya bày tỏ, đồng thời nhấn mạnh sự hiện diện của con tàu này là “bất hợp pháp” và “không thể chấp nhận được”.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines cho biết đã triển khai hai tàu lớn nhất của họ để đẩy lùi tàu Trung Quốc.
Cũng trong cuộc họp báo cùng ngày, người phát ngôn Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines Jay Tarriela nhận định những động thái mới từ phía Trung Quốc có thể xuất phát từ sự chuyển giao quyền lực sắp tới tại Mỹ, hoặc là một hành động thách thức các luật gần đây khẳng định về những quyền trên biển của Philippines, theo Hãng tin Bloomberg.
Ngày 13-1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun khẳng định các hoạt động “tuần tra và thực thi pháp luật” của Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc là “hợp lý, hợp pháp và không thể bị chỉ trích”.
Quan hệ song phương Trung Quốc và Philippines liên tục leo thang căng thẳng trong những năm qua do các mâu thuẫn liên quan đến chủ quyền trên biển tại Biển Đông.
Trong năm 2024, Trung Quốc và Philippines đã nhiều lần đấu khẩu về các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, bao gồm bãi cạn Scarborough.
Phán quyết ngày 12-7-2016, do Hội đồng trọng tài thành lập theo phụ lục VII của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, nhấn mạnh Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để yêu cầu quyền lịch sử đối với các nguồn tài nguyên vượt quá các quyền mà UNCLOS quy định.
Tổng thống Putin cảm ơn người dân đã 'tin tưởng giao phó' cho ông thêm một nhiệm kỳ, tuyên bố sẽ không ai cản bước được nước Nga.
Nhóm binh sĩ nổi loạn tấn công một doanh trại ở thủ đô Freetown của quốc gia Tây Phi Sierra Leone và bị ngăn chặn, trong sự việc được cho là âm mưu đảo chính.
Tòa án Hiến pháp Thái Lan chấp thuận đơn kiện do 40 thượng nghị sĩ đệ trình, yêu cầu miễn nhiệm Thủ tướng Srettha Thavisin.
Ukraine tự sản xuất UAV 'Ma cà rồng' gắn camera ảnh nhiệt để thực hiện các cuộc tấn công ban đêm khiến lính Nga sợ hãi.
Trung Quốc ngày 23/1 một lần nữa kêu gọi Philippines rút các bệ phóng tên lửa Typhon của Mỹ sau khi chúng được cho là đã di chuyển đến một địa điểm khác ở Luzon.
Tuyên bố được ghi âm cùng ngày của Chỉ huy RSF Dagalo nêu rõ việc Tướng Al-Burhan thành lập chính phủ mới ở thành phố Port Sudan sẽ dẫn đến kịch bản 'hai bên kiểm soát các khu vực khác nhau.'
Cựu chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi thông báo ủng hộ Phó tổng thống Harris thay thế Tổng thống Biden trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.
Ngày 18/7, các nhà lập pháp tại Quốc hội Pháp đã trao cho chính trị gia trung dung Yeael Braun-Pivet, một đồng minh trung thành của Tổng thống Emmanuel Macron, nhiệm kỳ thứ hai trên cương vị Chủ tịch Hạ viện.
Vụ ám sát hụt ông Trump sẽ khiến công tác bảo vệ ứng viên trong chiến dịch tranh cử gắt gao hơn, các hoạt động của họ không còn diễn ra như trước.