Quân đội Philippines khẳng định sẽ không để Trung Quốc dùng vũ lực kéo tàu của Manila ở Biển Đông mà nước này dùng làm tiền đồn.
Trong phỏng vấn mới đây trên tờ This week in Asia, lãnh đạo văn phòng quan hệ công chúng của quân đội Philippines, đại tá Xerxes Trinidad, đã đề cập đến bình luận gần đây của các chuyên gia về tàu của Manila đóng ở Biển Đông.
Theo chuyên gia Hu Bo tại Bắc Kinh, Trung Quốc có thể đang cân nhắc kéo tàu BRP Teresa Magbanua của Philippines đóng ở bãi Sa Bin.
Trong khi đó, ông Ray Powell - cựu sĩ quan Không quân Mỹ, nói trên kênh ABS-CBN News rằng Bắc Kinh có thể điều tàu hải cảnh lớn để vô hiệu hóa tàu Philippines và kéo nó ra khỏi khu vực này.
Cách đây khoảng 4 tháng, Manila triển khai tàu BRP Teresa Magbanua đến bãi cạn Sa Bin ở Biển Đông, nằm cách đảo Palawan của Philippines 200km và gần quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Một tàu khác của là BRP Sierra Madre được Philippines cố tình cho mắc cạn tại khu vực bãi Cỏ Mây để làm tiền đồn.
Đây cũng là trung tâm của những căng thẳng kéo dài thời gian qua giữa Manila và Bắc Kinh.
Ông Trinidad cho biết quân đội Philippines cũng có kế hoạch đối phó nếu Trung Quốc cưỡng ép di dời tàu BRP Teresa Magbanua.
"Chúng tôi có những phương án dự phòng. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không cho phép điều đó vì nó sẽ xâm phạm quyền chủ quyền của chúng tôi ở Biển Tây Philippines", tờ South China Morning Post ngày 9-9 dẫn lại lời ông Trinidad.
Biển Tây Philippines là tên Manila đặt cho những khu vực Biển Đông mà họ khẳng định là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.
"Chúng tôi sẽ không nhượng bộ một tấc lãnh thổ nào của mình", ông Trinidad nhắc lại tuyên bố trước đó của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr, khẳng định rằng sự hiện diện của Trung Quốc tại khu vực này là bất hợp pháp.
Trong nhiều tháng, nhiều cuộc đụng độ giữa tàu Philippines đã làm nóng căng thẳng ở Biển Đông. Đầu tháng này, Philippines cáo buộc tàu tuần duyên Trung Quốc đâm vào tàu BRP Teresa Magbanua gần bãi Sa Bin. Sự leo thang khiến các nhà phân tích lo ngại có thể xảy ra xung đột vũ trang.
Ngày 9-9, tờ People's Daily của Trung Quốc đăng bài kêu gọi Philippines nghiêm túc cân nhắc tương lai của mối quan hệ song phương.
"Mối quan hệ Trung Quốc - Philippines đang ở ngã ba đường, phải lựa chọn hướng đi nào... Đối thoại và tham vấn là con đường đúng đắn, vì không có cách nào thoát khỏi xung đột thông qua đối đầu", tờ này viết.
Theo đó, Trung Quốc đổ lỗi cho Philippines khi triển khai các thủy thủ trên là "một con tàu mắc cạn bất hợp pháp" tại bãi cạn Sa Bin và thường xuyên tiếp tế cho họ.
Trước đó, Bắc Kinh đã yêu cầu Manila di dời con tàu BRP Teresa Magbanua.
Tuyên bố dừng tranh cử của ông Biden đã nổ phát súng đầu cho cuộc chiến giữa bà Harris và ông Trump, khi hai bên liên tục công kích nhau.
Khoảng 500 người tập trung tại trung tâm thương mại gần Kuala Lumpur, thắp nến tưởng nhớ hành khách và tổ bay trên chuyến bay MH370 mất tích năm 2014.
Lãnh đạo tình báo Nga cho rằng phi công Maksim Kuzminov 'coi như đã chết' khi đào tẩu, khi đề cập thông tin người này bị bắn ở Tây Ban Nha.
Tổng thống Vladimir Putin đã đến Kazakhstan ngày 3-7 để tham gia thượng đỉnh SCO, sau Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình một ngày.
Ngày 12-9, Triều Tiên phóng nhiều tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra ngoài khơi phía đông nước này, là vụ phóng đầu tiên sau hơn hai tháng.
Ngày 14-10, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói lực lượng Kiev đã kiên cường phòng thủ trong khi quân Nga cố gắng đột phá qua các phòng tuyến của họ ở vùng Kursk trong ngày thứ 5 liên tiếp.
Tổng thống Macron cho biết Pháp sẽ chuyển giao chiến đấu cơ Mirage 2000 và đào tạo phi công Ukraine theo khuôn khổ hợp tác quân sự giữa hai nước.
Phó tổng thống Harris và ông Trump có khoảng cách ủng hộ chênh lệch sít sao trong hai cuộc khảo sát tổ chức sau khi Tổng thống Biden dừng tranh cử.
Cảnh sát Australia nói nghi phạm Cauchi 40 tuổi có thể nhắm vào nữ giới khi tấn công bằng dao khiến 6 người thiệt mạng ở Sydney.