Trong ngày đầu tiên xét xử vụ án cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh cùng đồng phạm, Hội đồng xét xử tiến hành phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, Viện Kiểm sát nhân dân đọc cáo trạng.
Ngày 20.5, Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai mở phiên tòa xét xử 17 bị cáo liên quan đến vụ án khai thác trái phép quặng apatit.
Theo đó, 9 bị can bị truy cứu về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" gồm: Nguyễn Văn Vịnh (cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai), Doãn Văn Hưởng (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai) và các cựu lãnh đạo, cán bộ, công chức khác là Mai Đình Định; Nguyễn Thanh Dương; Lê Ngọc Hưng; Phan Văn Cương; Ngô Đức Hoàng; Lê Ngọc Dương; Vũ Đình Thủy.
7 bị can bị truy cứu về tội “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” gồm Nguyễn Quang Huy (cựu Tổng Giám đốc Công ty Apatit Việt Nam) và các cựu lãnh đạo, cán bộ khác của Công ty Apatit là Phạm Cao Khiêm; Nguyễn Ngọc Bích; Lương Văn Na; Cao Văn Tham; Nguyễn Văn Bình và Nguyễn Văn Chung.
Riêng bị can Nguyễn Mạnh Thừa (Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng thương mại Lilama) bị truy cứu về tội "Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên" và tội "Rửa tiền".
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai, từ năm 2012 đến năm 2015, các bị can nguyên là lãnh đạo UBND tỉnh và một số sở, ngành liên quan biết rõ diện tích 37.700m2, trong đó có 22.674m2 nằm chồng lấn vào diện tích Khai trường 18 (theo Quyết định số 1893 ngày 20.10.2014 của Thủ tướng Chính phủ) tại thôn 2, xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai thuộc Khai trường 18 đã được Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch quặng apatit tại Quyết định số 28 ngày 18.8.2008.
Bên cạnh đó, các bị can cũng biết thẩm quyền cấp phép khai thác khoáng sản tại Khai trường 18 thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tuy nhiên, các bị can đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình làm trái công vụ, ký các văn bản trái quy định của pháp luật để cấp 37.700m2 đất thuộc Khai trường 18 cho Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Lilama xây dựng dự án khách sạn, nhà hàng; tạo điều kiện cho các bị can thuộc Công ty này và Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam khai thác hơn 1,5 triệu tấn quặng apatit, trị giá hơn 610 tỉ đồng.
Tại phiên tòa sơ thẩm, thành phần Hội đồng xét xử là các ông Bùi Văn Khanh, Đặng Tiến Dũng, Trần Đức Thắng và Thẩm phán - Chủ tọa Bùi Văn Khanh.
Trong ngày đầu tiên xét xử vụ án, Hội đồng xét xử tiến hành phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đọc cáo trạng. Phiên tòa dự kiến kéo dài 10 ngày.
Tại phiên xét hỏi chiều 20.5, Nguyễn Mạnh Thừa khai nhận đã sử dụng tiền khai thác và tiêu thụ quặng trái phép vào nhiều việc, trong đó có biếu cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh 5 tỉ đồng vào dịp Tết năm 2015.
Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa thông tin cụ thể nguyên nhân dẫn đến chậm trễ tại dự án chống sạt lở bán đảo Thanh Đa (quận Bình Thạnh).
TAND tỉnh Quảng Nam vừa mở phiên xét xử phúc thẩm, quyết định bác kháng cáo xin giảm nhẹ, tuyên y án 5 năm tù về tội 'Cướp tài sản' đối với bị cáo Phạm Minh Sơn (SN 1985, trú xã Tam Ngọc, TP Tam Kỳ, Quảng Nam). Theo nội dung cáo trạng, khoảng 14h15 ngày 22/9/2023, bà V.T.O. (35 tuổi, trú xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam) đang làm việc tại tiệm hớt tóc ở xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành thì bất ngờ bị Phạm Minh Sơn dùng bình xịt hơi cay tấn...
Người công nhân môi trường cảm thấy vui mừng vì nhận quà của công đoàn nhưng nói sẽ vui hơn nếu người dân bớt xả rác bừa bãi.
Thời gian qua, nhiều vụ chế tạo, tàng trữ, mua bán súng liên tiếp được cơ quan công an phát hiện, bắt quả tang.
Trước khi được tỉnh Bình Dương tiếp nhận quản lý, từ năm 2020, khi trạm thu phí ngừng hoạt động, tuyến quốc lộ 1K bị xuống cấp, mất an toàn giao thông do không được duy tu, bảo trì.
Tại kỳ họp thứ 12, HĐND thị xã Kinh Môn ( Hải Dương ) bầu bổ sung chức danh Chủ tịch HĐND thị xã khóa 2, nhiệm kỳ 2021-2026 đối...
Loạt đối tượng được xác định có hành vi khai thác trái phép các cây gỗ lớn tại khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn suối Lĩnh, bản Trung Tâm xã Hố Mít, huyện Tân Uyên (Lai Châu).
TP - Ở huyện Thạch Thất hiện có 7 cụm công nghiệp, trong đó 6 cụm đang bị vướng mắc liên quan giải phóng mặt bằng, cho thuê đất…
Ngày 27/11/2023, Quốc hội Khóa XV chính thức thông qua Luật Căn cước và có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Vậy, việc thu nhập ADN để làm thẻ Căn cước sẽ được thực hiện thế nào? Tại điểm d, khoản 1, Điều 16, Luật Căn cước số 26/2023/QH15 quy định về việc thu thập AND, giọng nói như sau: “Thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập khi: - Người dân tự nguyện cung cấp hoặc cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng...