Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia tầm nhìn đến năm 2050

00:50 11/07/2024

Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của nhân dân, ngăn chặn suy giảm chất lượng đa dạng sinh học.

Thả rùa con về biển tại Bãi Cát Lớn-Hòn Bảy Cạnh, Ban quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. (Ảnh: TTXVN phát)

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Quyết định số 611/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục đích của Quy hoạch nhằm chủ động phòng ngừa, kiểm soát được ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện được chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của nhân dân trên cơ sở sắp xếp, định hướng phân bố hợp lý không gian, phân vùng quản lý chất lượng môi trường.

Quy hoạch cũng nhằm định hướng thiết lập các khu bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; hình thành các khu xử lý chất thải tập trung cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh; định hướng xây dựng mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường cấp quốc gia và cấp tỉnh; phát triển kinh tế-xã hội bền vững theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp, hài hòa với tự nhiên và thân thiện với môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Cán bộ Chi nhánh Thủy nông Cai Lậy-Cái Bè kiểm tra độ mặn trước cống Mười Nén (huyện Cai Lậy, Tiền Giang). (Ảnh: Minh Trí/TTXVN)

Đối với phân vùng môi trường:

Định hướng phân vùng môi trường thống nhất trên phạm vi toàn quốc theo tiêu chí yếu tố nhạy cảm về môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến sự sống và phát triển bình thường của con người và sinh vật.

Đối với bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học:

Định hướng bảo tồn giá trị tự nhiên và đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên nhằm phục hồi và duy trì các hệ sinh thái tự nhiên, ngăn chặn xu hướng suy giảm đa dạng sinh học trên cơ sở củng cố, mở rộng, thành lập mới và quản lý hiệu quả các khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan thiên nhiên quan trọng, vùng đất ngập nước quan trọng và cơ sở bảo tồn để lưu giữ, bảo tồn và phát triển nguồn gene đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm, mẫu giống cây trồng và vật nuôi.

Đến năm 2030, tăng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên; bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, nâng cao chất lượng đa dạng sinh học; nâng tổng diện tích hệ thống khu bảo tồn trên phạm vi toàn quốc dự kiến đạt khoảng 6,7 triệu ha.

Chỉ tiêu cụ thể đối với các đối tượng về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học được xác định trong Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đối với khu xử lý chất thải tập trung:

Định hướng hình thành đồng bộ hệ thống khu xử lý chất thải tập trung cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh có quy mô công suất và công nghệ xử lý phù hợp, đáp ứng yêu cầu tiếp nhận, xử lý được toàn bộ lượng chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại phát sinh trên phạm vi cả nước, hạn chế tối đa lượng chất thải rắn chôn lấp trực tiếp, thực hiện phân loại chất thải tại nguồn, thúc đẩy hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải.

Đồng thời, xây dựng được cơ chế, chính sách thuận lợi để đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động xử lý chất thải.

Chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030: Định hướng hình thành tối thiểu 2 khu xử lý chất thải tập trung cấp quốc gia; tối thiểu 7 khu xử lý chất thải tập trung cấp vùng tại các vùng kinh tế-xã hội trong kỳ quy hoạch; tối thiểu một khu xử lý chất thải tập trung cấp tỉnh tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đối với mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường:

Định hướng thiết lập mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường cấp quốc gia, cấp tỉnh thống nhất và đồng bộ, hiện đại, có tính liên kết trên phạm vi cả nước để chủ động theo dõi hiện trạng và bước đầu xây dựng năng lực dự báo diễn biến chất lượng môi trường, cảnh báo ô nhiễm môi trường; bảo đảm cung cấp thông tin kịp thời phục vụ công tác quản lý nhà nước về môi trường.

Cụ thể, đối với mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường quốc gia: định hướng thiết lập mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường quốc gia tại các khu vực có tính chất liên vùng, liên tỉnh, xuyên biên giới, tập trung quan trắc tại các khu vực trọng yếu, khu vực có ý nghĩa quan trọng về bảo tồn thiên nhiên và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường quốc gia phải có tính đồng bộ, liên kết với các hệ thống quan trắc môi trường cấp tỉnh.

Đối với mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường cấp tỉnh: định hướng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thiết lập mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường tại địa phương, tập trung vào các khu vực có nguy cơ ô nhiễm do các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, các khu vực chịu tác động của nhiều nguồn thải và các khu vực quan trọng về cảnh quan, sinh thái và môi trường trên địa bàn quản lý của các địa phương, hài hòa và có tính liên kết chặt chẽ với mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường quốc gia để sử dụng hiệu quả nguồn dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường trên cả nước.

Mục tiêu đến đến năm 2050, môi trường Việt Nam có chất lượng tốt, bảo đảm môi trường sống trong lành cho nhân dân; bảo tồn hiệu quả đa dạng sinh học và duy trì được cân bằng sinh thái; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; xã hội phát triển hài hòa với thiên nhiên, đất nước phát triển bền vững theo hướng chuyển đổi xanh dựa trên phát triển nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế carbon thấp nhằm hướng tới đưa phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050; bảo đảm an ninh môi trường gắn với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững.

Quy hoạch đưa ra giải pháp về tổ chức và giám sát thực hiện quy hoạch gồm: Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng; hoàn thiện cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường; hoàn thiện tổ chức bộ máy, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong bảo vệ môi trường; tăng cường thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; tăng cường đầu tư tài chính; ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; xây dựng hạ tầng kỹ thuật, mạng lưới quan trắc và cơ sở dữ liệu môi trường; hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.

Trong số đó, tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; xây dựng hạ tầng kỹ thuật, mạng lưới quan trắc và cơ sở dữ liệu môi trường thông qua: Khuyến khích áp dụng công nghệ sạch, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguyên, nhiên liệu và năng lượng; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; cải tiến, chuyển đổi công nghệ, áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất (BAT), công nghệ cao trong các ngành, lĩnh vực để bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Bên cạnh đó, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số, công nghệ thông tin, công nghệ viễn thám và công nghệ hiện đại trong quản lý, theo dõi, giám sát, quan trắc và cảnh báo môi trường; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với thủ tục hành chính về môi trường.../.

Có thể bạn quan tâm
Trung Quốc bắt công dân Nhật, nghi là gián điệp

Trung Quốc bắt công dân Nhật, nghi là gián điệp

06:30 28/03/2023

Ngày 27-3, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo Bắc Kinh đã bắt giam một nhân viên của công ty dược đến từ Nhật do nghi là gián điệp.

Chiến sĩ cảnh sát kịp thời ngăn vụ tai nạn giao thông giữa người đi đường với xe công vụ

Chiến sĩ cảnh sát kịp thời ngăn vụ tai nạn giao thông giữa người đi đường với xe công vụ

20:10 01/07/2024

Hà Tĩnh - Đoàn xe ưu tiên đi qua tại một ngã tư ở thành phố Hà Tĩnh thì một phụ nữ đi xe máy điện lao qua đường, rất...

Robothon quốc tế năm 2024 lấy chủ đề 'Cách mạng Công nghiệp 5.0'

Robothon quốc tế năm 2024 lấy chủ đề 'Cách mạng Công nghiệp 5.0'

00:10 04/06/2024

Cuộc thi Robothon Quốc tế 2024 sẽ được tổ chức vào ngày 24.11.2024 tại Bangkok (Thái Lan), đánh dấu sự trở lại của cuộc thi mang tính thường niên dành...

Xe buýt chảy dầu ra đường làm nhiều người ngã ở Cầu Giấy, Hà Nội

Xe buýt chảy dầu ra đường làm nhiều người ngã ở Cầu Giấy, Hà Nội

07:00 05/04/2024

Một chiếc xe buýt gặp sự cố chảy dầu xuống đường Cầu Giấy (Hà Nội). Sự cố khiến các phương tiện khác di chuyển khó khăn, một số người bị ngã ra đường.

Đã khắc phục nắp cống bị vênh trên đường Võ Văn Ngân

Đã khắc phục nắp cống bị vênh trên đường Võ Văn Ngân

18:10 16/04/2024

Nhiều ý kiến bạn đọc lo ngại hệ thống nắp cống trên đường Võ Văn Ngân sẽ bị bung lên khi gặp mưa lớn.

Phát hiện một nam thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ trên cầu

Phát hiện một nam thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ trên cầu

19:10 30/09/2023

QUẢNG BÌNH - Ngày 30.9, UBND xã Hồng Hóa (huyện Minh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra một trường hợp tử vong trong tư thế treo cổ...

Xây dựng đô thị TPHCM đủ sức cạnh tranh, hội nhập khu vực và quốc tế

Xây dựng đô thị TPHCM đủ sức cạnh tranh, hội nhập khu vực và quốc tế

08:40 05/05/2024

Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ nêu rõ, việc xây dựng đô thị TPHCM hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô...

Nghiên cứu thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành dược

Nghiên cứu thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành dược

09:00 05/04/2023

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Y tế nghiên cứu, đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành dược, có sự tham gia của các bộ, ngành và một số cơ sở nghiên cứu, doanh nghiệp lớn.

Tài xế tông vào CSGT rồi tháo chạy trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Tài xế tông vào CSGT rồi tháo chạy trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

18:00 12/01/2024

Không chấp hành lệnh kiểm tra của CSGT, tài xế điều khiển xe tải chạy trốn trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết rồi dừng xe gây cản trở giao thông.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới