Một trong những mục tiêu của Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 là thành lập mới 61 khu bảo tồn; nâng tổng diện tích khu bảo tồn lên 6,6 triệu ha.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1352/QĐ-TTg ngày 8/11/2024 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch là gia tăng diện tích, phục hồi, đảm bảo tính toàn vẹn và kết nối các hệ sinh thái tự nhiên; quản lý và bảo tồn hiệu quả các loài hoang dã, các nguồn gene quý hiếm; xây dựng và phát triển hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng, vùng đất ngập nước quan trọng góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững đất nước.
Quy hoạch đặt mục tiêu cụ thể là mở rộng, nâng cấp và nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên; chuyển tiếp 178 khu bảo tồn hiện có (trong đó chuyển hạng 7, mở rộng 27 khu bảo tồn); thành lập mới 61 khu bảo tồn; nâng tổng diện tích hệ thống khu bảo tồn trên phạm vi toàn quốc lên khoảng 6,6 triệu ha.
Quy hoạch đặt mục tiêu củng cố và phát triển hệ thống cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, hành lang đa dạng sinh học, vùng đất ngập nước quan trọng; chuyển tiếp 13 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học hiện có, cấp giấy chứng nhận 9 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; chuyển tiếp 3 hành lang đa dạng sinh học hiện có, hình thành 7 hành lang đa dạng sinh học; hình thành 10 vùng đất ngập nước quan trọng cấp quốc gia.
Đồng thời, hình thành hệ thống khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng gồm 22 khu vực đa dạng sinh học cao với tổng diện tích khoảng 2 triệu ha, 10 cảnh quan sinh thái quan trọng với tổng diện tích khoảng 4 triệu ha.
Tầm nhìn đến năm 2050, các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài nguy cấp, quý, hiếm, các nguồn gen có giá trị bảo tồn được phục hồi, bảo tồn hiệu quả; đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái được lượng giá, sử dụng bền vững và mang lại lợi ích thiết yếu trong phát triển kinh tế xã hội, góp phần bảo đảm an ninh môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững đất nước...
Định hướng Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thời kỳ 2021-2030 theo 8 vùng sinh thái trên phạm vi cả nước gồm: vùng Đông Bắc; vùng Tây Bắc; vùng đồng bằng sông Hồng; vùng Bắc Trung Bộ; vùng Nam Trung Bộ; vùng Tây Nguyên; vùng Đông Nam Bộ; vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Quyết định đưa ra 8 giải pháp thực hiện Quy hoạch gồm giải pháp về: cơ chế, chính sách; đào tạo, tăng cường năng lực; tài chính, đầu tư; tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng; hợp tác quốc tế; tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
Theo Quy hoạch, thực hiện đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học; tập trung các nghiên cứu ứng dụng phát triển các mô hình gây nuôi và tái thả các loài hoang dã vào tự nhiên; bảo tồn các loài đặc hữu, nguy cấp, ngăn chặn sự suy thoái của các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên; các mô hình du lịch sinh thái hiệu quả; phát triển, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
Cùng với đó, tăng cường áp dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong việc lập và giám sát thực hiện quy hoạch, giám sát các đối tượng của quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; xây dựng mô hình cộng đồng tham gia bảo tồn đa dạng sinh học, nhân rộng những điển hình tiên tiến.
Quy hoạch cũng đề ra giải pháp tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học nhằm nâng cao năng lực, trách nhiệm cho mọi tổ chức, các nhân, đặc biệt là các cán bộ quản lý, cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh các khu vực đa dạng sinh học cao, khu cảnh quan sinh thái quan trọng.../.
Ngày 5/4, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Quảng Nam cho biết vừa phối hợp với công an các địa phương, các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh triệt phá thành công chuyên án, xác định 21 đối tượng có liên quan đến đường dây tổ chức đánh bạc dưới hình thức cá cược lô đề. Theo đó, Phòng Cảnh sát Hình sự phối hợp với hơn 50 cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát cơ động, Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ và công an các địa phương liên quan tổ chức 10 tổ công tác đồng...
Sau trận mưa kéo dài hơn một tiếng, 'rốn ngập' trên đường Đồng Khởi (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) lại chìm sâu trong nước.
'Có khi 5 ngày không bán nổi một bức tranh, doanh thu giảm hơn 50%. Tháng nào cũng bỏ tiền túi ra để gồng lỗ. Nhiều người trụ không nổi đã trả mặt bằng, rời đi', ông Tâm, tiểu thương phố tranh, nói.
Ông Đoàn Văn Thanh, nguyên trưởng Công an thành phố Mỹ Tho, đã lợi dụng quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại cho ngân sách 650 triệu.
Khách có nhu cầu mua dâm, Ly và người tình đưa về căn hộ cao cấp ở quận 1 (TPHCM) bán dâm với giá hàng chục triệu đồng/lượt. Đối tượng còn môi giới bán dâm cho các đại gia qua một số người nổi tiếng khắp cả nước.
Hà Nội - Việc các phương tiện đi từ Nguyễn Tuân rẽ cắt mặt dòng phương tiện đường Nguyễn Trãi để xuống hầm chui Thanh Xuân tiềm ẩn nhiều nguy...
Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè năm 2024 của tuổi trẻ Thủ đô đạt được kết quả ấn tượng, với 14/14 chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra. Trong đó, Chiến dịch “Mùa hè xanh” thu hút số lượng kỉ lục các bạn sinh viên tham gia với 339 đội hình và 16.031 tình nguyện viên triển khai hoạt động tình nguyện tại 31 tỉnh, thành.
Bà Rịa - Vũng Tàu - Sau cú va chạm đối đầu trực diện trên làn đường xe tải đang lưu thông đã làm người điều khiển xe máy tử...
Tòa xác định Vỏ Thị Mỷ Hạnh, cựu tiếp viên hàng không, có nhân thân tốt, lần đầu phạm tội, nơi cư trú rõ ràng... nên cho hưởng án treo.