Thư ký báo chí Nhà Trắng Leavitt bày tỏ vinh dự được làm việc cùng Tổng thống Trump, mô tả ông là người biết lắng nghe và luôn nói thẳng.
"Tôi chưa bao giờ tưởng tượng được điều đó, nhưng tôi yêu công việc của mình. Tôi rất vinh dự và cảm thấy bản thân thật nhỏ bé khi được làm người phát ngôn cho Tổng thống Donald Trump", Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt nói trong cuộc phỏng vấn trên Fox News hôm 22/2.
Leavitt mô tả ông Trump là "Tổng thống năng động nhất mà chúng ta từng có" và tiếp tục thể hiện lòng biết ơn khi làm việc tại Nhà Trắng. "Tôi chỉ biết cảm ơn Chúa vì cơ hội này", cô nói.
Đây là cuộc phỏng vấn truyền hình đầu tiên của Leavitt kể từ khi đảm nhận vai trò Thư ký báo chí Nhà Trắng.
Cô cho rằng truyền thông Mỹ đã bị "che mắt bởi những thành kiến" nhằm vào Tổng thống Trump và đây là điều đáng buồn. "Tổng thống nói sự thật. Ông ấy nói thẳng ra suy nghĩ của mình, công việc của tôi chỉ là chuẩn bị và tìm ra sự thật trước những tin tức giả mạo, rồi đưa sự thật đó lên bục phát biểu", người phát ngôn Nhà Trắng nhấn mạnh.
Leavitt khẳng định điều tuyệt vời nhất mà cô thấy được ở Tổng thống Trump là "biết lắng nghe, coi trọng ý kiến của tất cả mọi người", thêm rằng ông đôi khi "rất hiếu khách và hào phóng với thời gian của mình" dù điều đó đồng nghĩa họ phải làm việc muộn.
Leavitt, tên đầy đủ là Karoline Claire Leavitt, sinh ngày 24/8/1997 tại Atkinson, bang New Hampshire. Ở tuổi 27, cô trở thành Thư ký báo chí Nhà Trắng trẻ nhất lịch sử Mỹ.
Khi thông báo bổ nhiệm Leavitt hồi tháng 11/2024, Tổng thống Trump ca ngợi cô là người "thông minh, cứng rắn và sẽ thể hiện xuất sắc trên bục phát biểu".
Leavitt được biết đến là người rất trung thành với ông Trump. Cô luôn sát cánh cùng ông suốt chiến dịch vận động trên khắp nước Mỹ, tháp tùng ông đến tòa án ở Manhattan để tham dự phiên xét xử vụ án làm giả hồ sơ liên quan vụ chi tiền bịt miệng sao khiêu dâm.
Cô thậm chí đã quay trở lại làm việc chỉ 4 ngày sau khi sinh con đầu lòng, vào thời điểm ông Trump thoát chết trong vụ ám sát hụt ở Pennsylvania hồi tháng 7/2024.
Vũ Hoàng (Theo Fox News, AFP, Reuters)
Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) đối lập đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn tại Đức, diễn ra ngày 23/2.
Quan chức Mỹ cho biết tiêm kích nước này lần đầu bị lực lượng Houthi ở Yemen nhắm bắn bằng tên lửa phòng không, nhưng quả đạn không trúng đích
ASEAN không chọn bên. Mỹ được chào đón ở mọi “ngóc ngách” của ASEAN. Châu Âu, Ấn Độ và Nhật Bản cũng vậy. Sự đa dạng hóa tạo cho chúng ta không gian để xoay xở.
Không quân Italy điều biên đội tiêm kích hộ tống chuyến bay của American Airlines hạ cánh xuống Rome, sau khi phi cơ bị dọa đánh bom.
Mỹ không còn gọi Nga là 'kẻ xâm lược', và cụm từ 'sự xâm chiếm Ukraine của Nga' đã được Washington đề nghị đổi thành 'xung đột Ukraine'.
Thủ tướng Netanyahu tuyên bố Israel sẵn sàng tiếp tục tham chiến ở Dải Gaza và sẽ hoàn thành đến cùng các mục tiêu của chiến dịch.
Tròn 3 năm xung đột ở Ukraine, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) thông báo sẽ họp bỏ phiếu dự thảo nghị quyết trung lập về Kiev do Mỹ đề xuất.
Ngày 23-2, Tòa thánh Vatican cập nhật Giáo hoàng Francis vẫn đang trong tình trạng nguy kịch khi ông chiến đấu với bệnh viêm phổi. Ngoài ra, các xét nghiệm máu cho thấy dấu hiệu bị suy thận nhẹ.
Nga nói thành công của đàm phán chấm dứt xung đột ở Ukraine phụ thuộc vào việc nâng cao mức độ tin cậy giữa Moscow và Washington, châu Âu bàn khả năng triển khai quân đội tới Kiev và tăng chi tiêu quốc phòng, Ấn Độ-Qatar tăng cường quan hệ thương mại… là nội dung ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.