Nhóm binh lính của Tôn Điện Anh dọn sạch toàn bộ châu báu vàng ngọc trong lăng mộ. Nhiều người nói số bảo vật bị cướp nhiều đến nỗi họ phải chở bằng xe tải. Nhưng nhóm người này không phải là trộm mộ chuyên nghiệp, trong mắt họ chỉ có đồ trang sức bằng vàng, bạc hay ngọc mới là đồ có giá trị, còn tranh vẽ, thư pháp, vật dụng khác chỉ là "thứ tầm thường". Vì thế, rất nhiều dạng cổ vật tương tự như vậy bị vứt bỏ, phá hủy.
Nhiều món đồ cổ bị vứt bỏ đến nay lưu lạc trên thị trường chợ đen. Chiếc chăn được tìm thấy trong lăng mộ của vua Càn Long là một trong số đó. Đáng tiếc, không ai biết tới xuất xứ của nó, vì vậy, trong mắt nhiều người nó chỉ là chiếc chăn cũ bị coi rẻ.
Tình cờ, chiếc chăn này lại lọt vào mắt một người đàn ông họ Tần khi ông lang thang ở chợ đen. Hôm đó, ở khu chợ diễn ra cuộc đấu giá các di vật văn hóa. Nhiều vật phẩm giá trị được người khác mua, chỉ có tấm chăn lụa màu vàng không ai đoái hoài. Ông Tần vừa nhìn đã ưng ngay, nhưng do không mang tiền nên ông quay về. Hôm sau, ông gom tiền đến chợ hỏi mua cái chăn cũ đó với giá 90.000 NDT (hơn 300 triệu đồng).
Ông Tần luôn cảm thấy cái chăn đó rất khác biệt. Nó được làm bằng lụa vàng với nhiều hình thêu chữ, hình tinh xảo. Ông thấy kỹ thuật làm ra chất liệu vải của chiếc chăn cũng rất phức tạp.
Một người quen của ông Tần tới chơi, người này có chút hiểu biết về cổ vật, nói rằng đây là chăn Kinh Kim Cang được dùng để đắp lên người chết và đặt trong quan tài. Là đồ vật của người đã khuất nên sẽ xui xẻo.
Ông Tần bán lại nó cho người phụ nữ với giá 65,5 triệu NDT (hơn 222 tỷ đồng). Hai năm sau, cái chăn bán với giá 130 triệu NDT (hơn 442 tỷ đồng).
Vậy chiếc chăn này có gì đặc biệt?
Theo vị hậu duệ của vua Càn Long, chiếc chăn cũ đúng là chăn thêu Kinh Kim Cang. Nó là đồ dùng của hoàng gia lúc trước. Hoàng gia nhà Thanh lúc bấy giờ quy định, hoàng đế sau khi chết sẽ được chôn cất trong lăng mộ. Lăng mộ có rất nhiều vàng bạc châu báu cùng nhiều bảo vật đặt bên trong làm đồ tùy táng.
Giá trị của chiếc chăn này cao hơn nhiều so với các món trang sức. Để làm ra nó, những nghệ nhân phải mất vài năm mới hoàn thành. Không chỉ từ chất liệu vải, mà từng sợi chỉ đều được làm bằng vàng. Quan trọng hơn, chiếc chăn này chỉ có duy nhất một cái trên thế giới.
Tấm chăn mà ông Tần mua được là chiếc được đặt trong quan tài của vua Càn Long. Nó được làm riêng cho vị vua này. Nó có lịch sử hơn 300 năm.
Các nhà khảo cổ thẩm định và công nhận chiếc chăn là bảo vật quý hiếm. Giá trị của nó sẽ tăng dần theo thời gian. Do đó, cái chăn được bán với giá hơn 440 tỷ đồng không có gì phải ngạc nhiên.
Những con cá mập tấm thảm dài tới 1,2 m, có thể gần như biến mất dưới đáy đại dương nhờ cơ thể rộng, phẳng và màu sẫm, có nhiều đốm giúp chúng hòa vào rạn san hô. Chúng cũng có các thùy thịt giống như san hô tạo thành viền giống như râu quanh đầu và cằm, một lớp ngụy trang tuyệt vời của cá mập tấm thảm .
Lần đầu tiên trong lịch sử, các bộ trưởng y tế khắp thế giới chính thức tham dự một hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hiệp Quốc, bên cạnh những người đồng cấp từ bộ môi trường.
Tình huống ô tô rẽ trái cắt đầu va chạm với xe máy phía đối diện khiến cộng đồng mạng bức xúc.
Che biển số xe là hành vi vi phạm pháp luật. Gần đây, tình trạng này lại tiếp tục bùng phát trở lại.
Nhật Bản đưa thêm cá voi vây, loài động vật biển có vú từng thuộc nhóm nguy cấp, vào danh sách đánh bắt thương mại, gây lo ngại cho các nhà bảo tồn.
Một cần thủ ở thị xã Thái Hòa, Nghệ An vừa câu được một con cá trắm đen nặng hơn 40kg.
Hang Tử thần có nồng độ carbon dioxide cao đến mức khiến hầu hết động vật tiến vào hang chết ngạt.
Đại diện các cơ quan chức năng đã có lý giải nguyên nhân người dân không thể tích hợp giấy phép lái xe vào ứng dụng VNeID.
Mỗi ngày trên thế giới ghi nhận 8 triệu cú sét đánh. Thiệt hại do sấm sét là rất lớn, đôi khi nguy hiểm chết người.