Robot thăm dò phát hiện nước phóng xạ rò rỉ thông qua hệ thống cống của nhà máy điện hạt nhân Fukushima nhưng không ngấm ra môi trường bên ngoài.
Công ty điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị vận hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima, thông báo phát hiện rò rỉ khoảng 25 tấn nước phóng xạ từ lò phản ứng số 2. Tuy nhiên, công ty nhấn mạnh số nước này không giải phóng ra môi trường mà chảy vào tầng hầm, Interesting Engineering hôm 14/8 đưa tin.
Trước đó, mực nước giảm bất thường được phát hiện ở một trong các bình kiểm soát nước ở bể làm mát nhiên liệu hạt nhân. Nhà chức trách đưa một robot vào tòa nhà. Kết quả thăm dò cho thấy nước rò rỉ từ bể chảy vào tầng hầm. Việc kiểm tra xác nhận nước rò rỉ qua hệ thống cống và không chảy ra bên ngoài, theo TEPCO. Công ty hiện nay đã ngưng bơm nước vào bể làm mát. Họ cho biết sự cố không khiến nhiên liệu nóng lên trên ngưỡng 65 độ C. TEPCO sẽ sử dụng một robot để kiểm tra chi tiết hơn lò phản ứng số 2.
Đầu tháng 2/2024, TEPCO phát hiện một vụ rò rỉ nước phóng xạ ở nhà máy Fukushima Daiichi. Lượng nước rò rỉ khoảng 5,5 tấn và khu vực gặp sự cố rộng 4 x 4 m. Công ty bắt đầu xả nước từ nhà máy ra biển vào tháng 8/2023. Hôm 9/8/2024, TEPCO thông báo thiết bị liên quan tới bể nhiên liệu đã sử dụng của lò phản ứng số 2 gặp trục trặc. Nhằm đề phòng, hệ thống làm mát cho bể nhiên liệu đã sử dụng bị dừng hoạt động sau đó trong khi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến trục trặc.
Ngày 11/3/2011, nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi (FDNPS) bị thiệt hại nghiêm trọng sau trận động đất mạnh 9 độ ở phía đông Nhật Bản kèm theo sóng thần. Tác động kép của động đất và sóng thần gây ra nhiều tổn thất ở khu vực đông bắc. Tai nạn ở nhà máy Fukushima Daiichi được phân loại ở cấp 7 tức sự cố lớn trên Thang sự kiện hạt nhân và phóng xạ quốc tế. Đây là sự cố hạt nhân dân sự lớn nhất từ sau thảm họa Chernobyl năm 1986. Vật liệu phóng xạ giải phóng từ nhà máy khiến hàng chục nghìn người phải sơ tán.
An Khang (Theo Interesting Engieering)
Vô tình làm xước xe người khác, một người viết thư xin lỗi kẹp ở gạt mưa. Mẩu giấy này khiến chủ xe xúc động, coi đó như món quà nhận được.
TP - Bằng cách trưng mã QR của ngân hàng kèm câu nhắn: ai cho cũng nhận, bao nhiêu cũng hoan hỉ… một số người đã “nửa đùa nửa thật” biến mình thành một dạng ăn xin online khiến cộng đồng mạng dấy lên tranh cãi thời gian gần đây. Dịp Tết, những biến tướng xin tiền càng trở nên đa hình đa dạng.
Công ty năng lượng thông minh Minh Dương giới thiệu mẫu turbine gió nổi khổng lồ ngoài khơi có thể khai thác sức gió 260 km/h.
Phương tiện thử nghiệm siêu vượt âm BOLT-1B của Không quân Mỹ thực hiện thành công chuyến bay tại Na Uy hôm 2/9.
Các nhà khảo cổ ở Ý đã khai quật được một ngôi mộ 2.200 năm tuổi có hình vẽ hai sinh vật thần thoại quý hiếm: nhân mã biển có đầu và thân là một người đàn ông, còn phần thân dưới là hình con ngựa.
Cuộc di cư hàng năm của những đàn cá mòi khổng lồ từ phía đông Nam Phi tới Ấn Độ Dương có quy mô lớn nhất hành tinh về mặt sinh khối.
Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với hạn mặn, sạt lở, thiếu nước… Thứ trưởng Trần Hồng Thái mong muốn nhà khoa học nghiên cứu giải quyết cách thách thức trên.
Người đàn ông may mắn đó tên là Lakhan Yadav ở Ấn Độ. Ban đầu ông sống ở ngôi làng gần Vườn quốc gia Panna (Panna National Park). Tuy nhiên, chính quyền bang Madhya Pradesh yêu cầu ông cùng một số người khác rời khỏi làng để tới sống trong thị trấn Panna. Khi ngôi làng ông sinh sống bị phá bỏ, ông nhận một khoản bồi thường từ chính phủ. Để trang trải cuộc sống, Lakhan Yadav dùng số tiền này thuê một mảnh đất xấu không ai muốn nhòm ngó đến nhằm...
Hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (miền Tây), do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, và các đập nước thượng nguồn sông Mê Kông. Từ diễn biến thực tiễn, việc sống chung, thích ứng lâu dài với hạn, mặn cần được tính tới, thay vì các giải pháp ngăn mặn một cách quá cực đoan, trái quy luật.