Cuộc di cư hàng năm của những đàn cá mòi khổng lồ từ phía đông Nam Phi tới Ấn Độ Dương có quy mô lớn nhất hành tinh về mặt sinh khối.
Cuộc di cư của linh dương đầu bò trong chuyến đi khứ hồi vòng quanh vùng đồng bằng Serengeti là một trong những sự kiện ấn tượng nhất trên Trái Đất, nhưng không phải cuộc di cư lớn nhất của động vật. Nếu tính theo sinh khối, trong trường hợp này là tổng khối lượng của một loài động vật ở khu vực chuyên biệt, cuộc di cư hàng năm của cá mòi thực sự đánh đại linh dương đầu bò, theo IFL Science.
Cá mòi di cư mỗi năm dọc theo vùng ven biển phía đông Nam Phi, với những đàn cá khổng lồ di chuyển từ vùng nước lạnh ngoài khơi mũi Agulhas về hướng bắc tới KwaZulu-Natal và Ấn Độ Dương. Đàn cá mòi có thể trải dài hơn 7 km, rộng 1,5 km và sâu 30 m. Kết hợp lại, có hàng tỷ con cá mòi tham gia vào cuộc di cư. Dù đây là cuộc di cư thuộc hàng lớn nhất hành tinh, nó cũng kéo theo mặt bất lợi. Số lượng lớn cá mòi thu hút nhiều động vật săn mồi tranh thủ kiếm ăn, từ cá heo và cá mập tới chim biển và hải cẩu lông.
Nếu dễ trở thành mục tiêu của động vật ăn thịt, tại sao cá mòi vẫn di cư từ năm này qua năm khác? Sử dụng dữ liệu di truyền, một nghiên cứu năm 2021 xác định phần lớn cá mòi tham gia di cư có nguồn gốc ở Đại Tây Dương, nơi nước lạnh hơn. Sự trồi lên trong thời gian ngắn của nước lạnh ở vùng biển phía nam vốn thường ấm áp thôi thúc cá mòi di chuyển. Khi đợt nước trồi kết thúc, chúng phát hiện bản thân bị mắc kẹt ở khu vực chúng chưa kịp thích nghi và đối mặt nhiều động vật săn mồi.
Nhóm nghiên cứu kết luận cuộc di cư của cá mòi là "ví dụ hiếm và di cư hàng loạt không có lợi ích xứng đáng" và về cơ bản đây là một cái bẫy. Tuy nhiên, William Sydeman, nhà sinh thái học kiêm chủ tịch Viện nghiên cứu hệ sinh thái cao cấp Farallon ở Petaluma cho rằng cá mòi di cư để tranh thủ những điều kiện đại dương tạm thời có lợi ở Tây Cape.
Giáo sư Peter Teske ở Đại học Johannesburg cho rằng cuộc di cư của cá mòi có thể là chứng tích của hành vi đẻ trứng có niên đại từ kỷ Băng Hà. Môi trường sống ngày nay là vùng Ấn Độ Dương cận nhiệt đới khi đó từng là nơi phát triển quan trọng của cá mòi non với điều kiện nước lạnh. Nếu đúng như vậy, biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng tới tương lai của cá mòi.
An Khang (Theo IFL Science)
Từ lõi ngô và vỏ trấu, TS Trần Đức Tường nghiên cứu trồng nấm vân chi đỏ thay vì mùn cưa cao su, cho năng suất cao hơn và hoạt chất sinh học tốt hơn.
Trong lúc tuần tra, nhóm cán bộ ban quản lý rừng ở Nghệ An đã phát hiện và giải cứu một con sơn dương đực quý hiếm mắc bẫy.
Nếu như trước đây, người dân phải xếp hàng dài chờ đăng kiểm thì hiện nay nhiều trung tâm đăng kiểm phải “ngồi chơi xơi nước” chờ khách đến.
Thông báo trên trang thông tin chính thức ngày 21-6, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết kế hoạch đưa tàu Starliner của Boeing chở theo các phi hành gia từ Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) về Trái đất sẽ bị hoãn vô thời hạn.
Thằn lằn bay Dracula sống cách đây khoảng 66 triệu năm lớn tương đương hươu cao cổ khi đứng và có thêm đôi cánh với sải cánh dài 12 m.
Bộ trưởng Giáo dục, Nghiên cứu và Đổi mới của Thụy Sĩ Martina Hirayama và Thứ trưởng Bùi Thế Duy đã trao đổi về hợp tác song phương về nghiên cứu và đổi mới.
Thanh quả phụ (259 - 210 TCN) là người vùng Ba Thục, ngày nay là Trùng Khánh, tỉnh Tứ Xuyên. Bà là chủ đế chế thương nghiệp lớn thời Chiến quốc, là nữ doanh nhân đầu tiên ở Trung Quốc. Thanh quả phụ đã quyên tặng Tần Thủy Hoàng lượng lớn tiền bạc, thậm chí thường xuyên được ông mời đến gặp để tham khảo ý kiến về các vấn đề chính trị, quân sự. Thanh là họ thời con gái của bà. Năm 18 tuổi, bà gả cho người chồng họ Ba làm nghề buôn bán khoáng vật...
Trong quy trình bình duyệt của một tạp chí uy tín ít nhất sẽ có một lần thông báo bằng email nhằm xác nhận thông tin các thành viên, do đó việc đưa tên một người vào danh sách nghiên cứu phải có lý do.
Trung Quốc đã tặng 1,5 gram đất Mặt trăng cho Nga trong chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Bắc Kinh vào tháng 2/2022, Cơ quan Quản lý Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) tiết lộ hôm thứ Hai.