Theo một số báo Mỹ, Chính phủ Pháp đã đề xuất hạn chế quyền của Ủy ban châu Âu (EC) trong quá trình tài trợ cho Ukraine mà không có sự giám sát rộng rãi hơn từ các nước thành viên và Nghị viện châu Âu (EP).
Tổng thống Pháp |
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại một cuộc họp của EU. (Nguồn: AFP) |
Tờ Politico cho biết trong cuộc họp gần đây của các nhà ngoại giao Liên minh châu Âu (EU), đại diện của Pháp đã bày tỏ sự ủng hộ việc tăng cường kiểm soát của các quốc gia đối với công tác phân bổ khoản 35 tỷ euro mà Brussels cho Kiev vay.
Tuy nhiên, cùng lúc đó, Bộ trưởng Pháp về các vấn đề châu Âu Benjamin Haddad, trong khuôn khổ Diễn đàn An ninh Warsaw, đã kêu gọi cung cấp tài sản của Nga bị đóng băng ở phương Tây cho Ukraine cũng như cung cấp vũ khí và máy bay tầm xa cho Kiev.
Bộ trưởng Pháp cũng yêu cầu thực hiện việc này bất kể việc có thể có sự thay đổi trong đường lối chính trị của Mỹ về vấn đề Ukraine. Ông Haddad đề xuất tạo ra các nguồn dự trữ cần thiết để đảm bảo tiếp tục hỗ trợ Kiev về lâu dài, ngay cả trong trường hợp Washington cắt giảm đáng kể hỗ trợ dành cho quân đội Ukraine.
Theo ông Haddad, việc tiếp tục tài trợ cho Ukraine cần được tiếp tục bằng cách phân bổ các khoản cho Kiev vay từ nguồn thu nhờ các tài sản thuộc chủ quyền của Nga bị phương Tây phong tỏa.
Trong khi đó, ngày 5/10, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi ngừng cung cấp vũ khí cho Israel, quốc gia đang bị chỉ trích vì hành động trả đũa ở Dải Gaza.
Phát biểu trên kênh phát thanh France Inter, ông Macron nói: "Tôi cho rằng hiện nay, ưu tiên hàng đầu là chúng ta quay lại giải pháp chính trị, chúng ta ngừng cung cấp vũ khí cho cuộc chiến ở Gaza".
Ngoài ra, Tổng thống Emmanuel Macron cũng tuyên bố Pháp không cung cấp bất kỳ vũ khí nào cho Israel.
Lãnh đạo Nigeria khẳng định coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với Việt Nam; bày tỏ ấn tượng mạnh mẽ trước những thành tựu phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam trong thời gian qua.
Ngày 14/9, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Italy Antonio Tajani thông báo, Rome đã đóng góp 350.000 Euro (tương đương 373.000 USD) để giúp đỡ người dân chịu cảnh lũ lụt ở Libya.
Lực lượng Nga thông báo phóng tên lửa phá hủy hai tổ hợp pháo phản lực HIMARS của Ukraine tại tỉnh Donetsk và Kherson.
Ngoại trưởng Malaysia Zambry Abdul Kadir không muốn ASEAN trở thành điểm nóng để các siêu cường xung đột với nhau.
Iran đánh giá thấp nguy cơ Israel có thể tấn công các cơ sở hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo, đồng thời bày tỏ ý định sẵn sàng đàm phán khôi phục thỏa thuận hạt nhân với phương Tây.
Giới chức Mexico cho biết phát hiện vũ khí quân dụng của Mỹ bị tuồn qua biên giới và rơi vào tay của các băng đảng ma túy.
Chính quyền của ông Zelensky muốn phương Tây trợ giúp lâu dài, Berlin khẳng định cam kết với Kiev… là một số tin tức đáng chú ý về xung đột Nga-Ukraine.
Ukraine nói việc Mỹ gỡ hạn chế về vũ khí tầm xa là động thái 'thay đổi cuộc chơi', nhưng giới chuyên gia cho rằng điều này khó thay đổi cục diện chiến trường.
Nga và Ukraine đang lên kế hoạch cho các chiến lược quan trọng trong năm 2025. Có nhiều yếu tố quan trọng mà cả hai cần phải tính đến để quyết định cục diện xung đột.