Iran đánh giá thấp nguy cơ Israel có thể tấn công các cơ sở hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo, đồng thời bày tỏ ý định sẵn sàng đàm phán khôi phục thỏa thuận hạt nhân với phương Tây.
Iran tuyên bố sẵn sàng làm một điều liên quan hạt nhân với phương Tây, hạ thấp nguy cơ Israel dám 'sờ' đến nơi này |
Iran sẵn sàng đàm phán nghiêm túc về việc khôi phục JCPOA. (Nguồn: DW) |
Ngày 16/10, người phát ngôn Behrouz Kamalvandi của Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran (AEOI) tuyên bố, nước này sẵn sàng tham gia những cuộc "đàm phán nghiêm túc" với Mỹ và châu Âu nhằm khôi phục Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), hay còn được gọi là thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Tin liên quan |
Tổng thống Iran đến Mỹ: Công khai thiện chí về vấn đề hạt nhân, gặp người đồng cấp Pháp lắng nghe một Tổng thống Iran đến Mỹ: Công khai thiện chí về vấn đề hạt nhân, gặp người đồng cấp Pháp lắng nghe một 'điều kiện tiên quyết' |
Hãng thông tấn ISNA nhắc lại, theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Đức và Anh, Iran cam kết thu hẹp hoạt động nghiên cứu hạt nhân để đổi lấy việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt.
Tehran từ bỏ một số cam kết sau khi Washington đơn phương rút khỏi JCPOA và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran vào năm 2018, khiến thỏa thuận này sụp đổ.
Năm 2021, Iran cho phép Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) thay thế hệ thống camera tại một cơ sở hạt nhân ở thành phố Karaj, nhưng khẳng định không chia sẻ video giám sát với IAEA cho đến khi Mỹ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt.
Liên quan nguy cơ Israel trả đũa cuộc tấn công quy mô lớn mà Iran thực hiện hồi đầu tháng, ngày 17/10, Chỉ huy Lực lượng Vệ binh Cách mạng (IRGC) Hossein Salami cảnh báo đáp đòn Israel nếu tấn công các mục tiêu của Tehran dù ở bất cứ đâu trong khu vực.
Phát biểu tại lễ tang của một vị tướng IRGC thiệt mạng cùng với thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah trong cuộc không kích của Israel tại Lebanon hồi tháng trước, ông Salami nêu rõ: “Nếu các người phạm sai lầm... chúng tôi sẽ lại giáng những đòn đáp trả thật mạnh”.
Mặc dù vậy, Iran đánh giá thấp khả năng Israel tấn công các cơ sở hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo. Người phát ngôn AEOI Kamalvandi đánh giá: “Rất khó có khả năng các cơ sở hạt nhân bị tấn công. Nếu điều này xảy thiệt hại cũng chỉ rất nhỏ”.
Tình hình xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, vụ bắt giữ nhà sáng lập Telegram, Nhật Bản tố máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận, ông Donald Trump với 'chấp niệm' tăng chi phí quốc phòng... là một số tin quốc tế nổi bật.
Triều Tiên bác bỏ chỉ trích của Hàn Quốc về việc nước này tăng cường hợp tác với Nga, nói rằng đây là điều 'đương nhiên' và 'bình thường'.
Lính Nga mang tên lửa chống tăng ngồi lên cần cẩu để quan sát, ngắm bắn mục tiêu tốt hơn so với việc khai hỏa dưới mặt đất.
Hãng thông tấn TASS của Nga dẫn lời Yury Solomonov, nhà thiết kế trưởng của Viện Kỹ thuật nhiệt Moscow, cho biết rằng tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava đã chính thức được đưa vào trang bị trong quân đội Nga.
Houthi lần đầu gây thương vong cho thủy thủ khi tập kích tàu hàng, khiến thách thức với nỗ lực khôi phục an toàn cho tuyến hàng hải qua Biển Đỏ ngày càng lớn.
Nhiều trường học ở Canada đang phụ thuộc vào các nhân viên không có chứng chỉ giảng dạy để đứng lớp, nhằm đối phó tình trạng thiếu hụt giáo viên.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố hôm 6/7 rằng Chính phủ Ukraine đang xây dựng chiến lược hàng hải mới và chiến lược này sẽ sớm được Hội đồng An ninh và Quốc phòng phê duyệt.
Quân đội Israel thừa nhận 'cần mất vài ngày' để dân thường Palestine sơ tán khỏi phía bắc Dải Gaza, sau khi LHQ nói rằng Tel Aviv đưa ra thời hạn 24 giờ.
Các nhóm nhân quyền hàng đầu Palestine cáo buộc Alice Wairimu Nderitu, cố vấn đặc biệt của LHQ, không lên tiếng về hành động của Israel ở Gaza.