Đại sứ Pháp Olivier Brochet chia sẻ Pháp đang theo dõi sát sao quyết định của Quốc hội Việt Nam về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, trước khi có phương án tham gia.
Sáng 9-11, lễ vận hành thương mại đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị số 3 Nhổn - ga Hà Nội đã diễn ra tại ga S8 (ga Cầu Giấy), với sự tham dự của lãnh đạo Hà Nội cùng một số bộ, ngành.
Bên lề buổi lễ, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet nhận được nhiều câu hỏi từ báo chí về sự quan tâm của Pháp đối với dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Trả lời về vấn đề này, ông Brochet nhắc lại việc trong chuyến thăm Pháp gần đây của Tổng Bí thư Tô Lâm, Việt Nam và Pháp đã trở thành Đối tác chiến lược toàn diện. Trong đó vấn đề phát triển bền vững, bao gồm phát triển giao thông bền vững, là một trong những ưu tiên.
Từ tuyến metro số 3, Pháp và Việt Nam đã có được những bài học "hết sức quý giá" để hai bên có thể triển khai tiếp tục những dự án trong tương lai, không chỉ trong các loại hình giao thông đô thị mà còn cả các tuyến đường sắt tốc độ cao.
"Chúng tôi đặc biệt quan tâm, theo dõi rất sát sao dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam mà Quốc hội Việt Nam đang xem xét về chủ trương đầu tư. Trên cơ sở quyết định đó, chúng tôi sẽ xem xét Pháp có thể đáp ứng theo cách tốt nhất như thế nào cho dự án", Đại sứ Brochet nhấn mạnh.
Với Pháp, khi đề cập đến việc phát triển các dự án đường sắt cao tốc, ông Brochet cho biết Pháp là một nước có bề dày kinh nghiệm.
Từ năm 1981, Pháp đã triển khai hệ thống đường sắt cao tốc và đến nay đã có hàng ngàn km, không chỉ nối các thành phố lớn của Pháp mà nối với cả hệ thống đường sắt cao tốc của châu Âu.
Ông cũng khẳng định trong hơn 40 năm triển khai, đến nay không có một tai nạn nào xảy ra khi di chuyển ở tốc độ cao. Tất nhiên cũng có một vài sự cố nhỏ, nhưng liên quan đến kỹ thuật và không gây hậu quả nghiêm trọng.
"Do vậy, có thể nói giao thông đường sắt cao tốc, với mô hình của Pháp, là một mô hình giao thông hết sức đáng tin cậy", đại sứ Pháp nhấn mạnh.
Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ Online về mặt hỗ trợ chi phí, Đại sứ Brochet thừa nhận ở giai đoạn hiện tại rất khó để trả lời, bởi trước hết phải xem phương thức tài trợ mà Quốc hội và Chính phủ Việt Nam quyết định cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là gì.
"Theo những thông tin mà chúng tôi được chia sẻ thì Việt Nam mong muốn phần lớn nguồn vốn cho dự án này đến từ nội địa, cụ thể là vốn nhà nước. Bên cạnh đó có thể huy động thêm một số nguồn vốn từ tư nhân cũng như là các phương thức hợp tác quốc tế.
Nếu phía Việt Nam quyết định là một phần nào đó trong dự án sẽ triển khai theo hình thức đối tác công - tư, tôi nghĩ rằng đấy sẽ là một vấn đề Pháp có thể đặc biệt quan tâm", ông Brochet chia sẻ.
Hôm 6-11, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét về chủ trương đầu tư.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 sáng 9-11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề nghị rà soát các công việc phục vụ kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Trong đó có việc chuẩn bị tốt hồ sơ trình chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Trình bày tờ trình ngày 6-11, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết tuyến đường sắt bắt đầu tại TP Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố; chiều dài tuyến khoảng 1.541km.
Về quy mô đầu tư, xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350km/h. Mục đích là vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.
Chính phủ đề xuất hình thức đầu tư dự án là đầu tư công, việc phân chia dự án thành phần được thực hiện khi phê duyệt dự án đầu tư. Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 1.713.548 tỉ đồng (khoảng 67,34 tỉ USD).
Israel thông báo tiếp tục tập kích mục tiêu Hamas trong một trường học do LHQ điều hành ở phía bắc Dải Gaza, khiến ít nhất ba người thiệt mạng.
Đòn tập kích của Mỹ và đồng minh nhằm vào Houthi có thể khiến nhóm này trả đũa quyết liệt hơn, châm ngòi xung đột quy mô lớn ở Trung Đông.
Triều Tiên cho biết nước này đã phóng thử tên lửa đạn đạo mới Hwasong-19, mô tả đây là 'tên lửa chiến lược mạnh nhất thế giới'.
Vụ phóng vệ tinh thành công cho thấy năng lực tên lửa và chương trình không gian của Triều Tiên ngày càng nâng cao, bất chấp các lệnh trừng phạt.
Mới đây, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock tuyên bố, bà sẽ không đại diện cho đảng Xanh với tư cách là ứng cử viên hàng đầu trong cuộc bầu cử liên bang để cạnh tranh vị trí Thủ tướng vào năm 2025.
Ngày 22/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani đã đưa ra các bình luận về quan hệ của Iran với phương Tây trong cuộc họp báo ở thủ đô Tehran.
Thủ tướng Trung Quốc cho rằng hai nước Trung Quốc và Malaysia cần tận dụng lợi thế để thúc đẩy hợp tác song phương lên tầm cao mới, trong đó tăng cường hợp tác trong các ngành công nghiệp mới nổi.
Những điều 'phút chót' mà Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể làm cho Ukraine không chỉ là cung cấp những gói viện trợ quân sự trấn an Kiev mà còn là chiến lược đẩy mạnh Ukraine là một ưu tiên trong chính sách của nước Mỹ và dù có thắng cử ông Donald Trump cũng khó bề chuyển dịch.
Ngày 13/10, Thủ tướng Iceland Bjarni Benediktsson đã tuyên bố giải tán liên minh cầm quyền và kêu gọi tổ chức bầu cử quốc hội sớm.