Phản ứng trái ngược của phương Tây với chiến sự Ukraine và Gaza

05:40 04/12/2023

Mỹ và đồng minh mạnh mẽ lên án chiến dịch của Nga ở Ukraine, nhưng lại ủng hộ Israel tấn công Dải Gaza, bất chấp thảm cảnh của dân thường.

Hàng triệu người Ukraine đầu năm ngoái đã phải rời bỏ nhà cửa, sơ tán ra nước ngoài, chạy trốn chiến dịch tấn công của Nga. Cảnh tượng tương tự gần đây xảy ra với những người Palestine ở Dải Gaza, khi Israel mở chiến dịch quy mô lớn đáp trả Hamas vì cuộc đột kích ngày 7/10.

Xung đột ở Ukraine và Dải Gaza đã trở thành chủ đề gây tranh cãi trong giới chính trị Mỹ và toàn cầu. Những phản ứng có phần trái ngược phương Tây với hai cuộc xung đột đã làm dấy lên nhiều chỉ trích rằng Mỹ và đồng minh đang áp dụng tiêu chuẩn kép ở hai điểm nóng trên thế giới.

Các nước phương Tây chỉ trích cuộc chiến mà Nga phát động ở Ukraine hồi cuối tháng 2/2022 là vô cớ. Trong khi đó, họ bày tỏ ủng hộ với việc Israel đưa quân tấn công Dải Gaza vì cho rằng đó là quyền tự vệ khi nhóm vũ trang Hamas đã giết hại 1.200 người Israel trong cuộc đột kích.

Lập trường này làm bùng lên nhiều tranh cãi trong dư luận. "Mạng sống nào cũng giá trị, dù đó là ở Israel, Palestine hay Ukraine", Oleksandra Matviichuk, thành viên Trung tâm Tự do Dân sự (CLL) hoạt động tại Ukraine, tổ chức được trao giải Nobel Hòa bình năm ngoái, nói.

Khi số người chết trong cuộc xung đột ở Trung Đông ngày một tăng, Trung Quốc, Nga và một số nước khác như Iran đã chỉ trích những tiêu chuẩn đạo đức mà Mỹ và đồng minh thường đề ra trong xung đột Ukraine.

"Hình ảnh của chúng tôi trong mắt các quốc gia đang phát triển đã bị tổn hại. Nhiều người bày tỏ lo ngại khi Mỹ chỉ trích hành động của Nga là không thể chấp nhận và không được phép, nhưng chưa có những tuyên bố mạnh mẽ về hành động tương tự của Israel ở Dải Gaza", thượng nghị sĩ Chris Coons, thành viên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, nói.

Trong hơn 20 tháng xung đột Ukraine, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã lên án cuộc chiến của Nga vì giết hại dân thường bừa bãi. Lập luận này gây được tiếng vang lớn với phần lớn phương Tây. Mỹ cùng đồng minh đã thiết lập liên minh ủng hộ và viện trợ quân sự cho Ukraine kể từ khi xung đột bắt đầu, cũng như áp biện pháp trừng phạt mạnh tay với Nga để khiến Moskva từ bỏ cuộc chiến.

Khi xung đột ở Dải Gaza khiến gần 15.000 người thiệt mạng và ít nhất 36.000 người bị thương, một số quốc gia châu Âu như Tây Ban Nha, Ireland và Bỉ đã có lập trường chỉ trích mạnh mẽ đối với chiến dịch oanh tạc của Israel.

"Hành động giết hại dân thường cần phải chấm dứt ngay bây giờ. Phá hủy Gaza là điều không thể chấp nhận", Thủ tướng Bỉ Alexander de Croo nói trong chuyến thăm biên giới giữa Ai Cập và Gaza cùng với người đồng cấp Tây Ban Nha tháng trước.

Nhưng Mỹ và nhiều đồng minh khác ở châu Âu lại không lên án cuộc chiến của Israel, ủng hộ lập trường "hủy diệt" Hamas của Thủ tướng Benjamin Netanyahu và cho rằng Tel Aviv "có quyền tự vệ".

Một số chính trị gia Mỹ đã tìm cách bào chữa. "Chúng tôi không áp dụng tiêu chuẩn kép. Chúng tôi đứng về phía những người bị hại", thượng nghị sĩ James Risch, thành viên cấp cao Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, nói.

Dù ủng hộ chiến dịch của Israel, chính quyền Tổng thống Biden trên thực tế đã sử dụng đòn bẩy chính trị của mình để thúc đẩy Tel Aviv tăng cường viện trợ nhân đạo cho Gaza. Washington cũng đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực đàm phán ngừng bắn tạm thời, giúp trả tự do cho hàng chục con tin bị Hamas bắt cóc và các tù nhân Palestine mà Israel giam.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng những lời bào chữa và hành động đó không đủ sức thuyết phục. Những hình ảnh như Tổng thống Biden hay Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tới Israel, bày tỏ ủng hộ cuộc chiến của Tel Aviv rất khó xóa nhòa, theo giới quan sát.

"Hiện có một quan điểm chung về tiêu chuẩn kép ở Gaza, nhưng thực chất nó đã xuất hiện từ trước cuộc xung đột. Tôi cho rằng quan điểm này phần lớn được chứng minh khi so sánh phản ứng của châu Âu với cuộc chiến của Nga ở Ukraine", Hugh Lovatt, chuyên gia cấp cao về Trung Đông, luật quốc tế và xung đột vũ trang tại Hội đồng Đối ngoại châu Âu ở Đức, nói.

"Mỗi xung đột có những điểm khác nhau, nhưng từ quan điểm của luật quốc tế, tôi thấy có rất nhiều điểm tương đồng rõ ràng giữa chiến sự Ukraine và Gaza, không chỉ về yêu cầu giảm thiệt hại cho dân thường mà còn về việc không thể chấp nhận hành động kiểm soát lãnh thổ bằng vũ lực", Lovatt nói thêm.

Điểm khác biệt rõ ràng giữa xung đột Ukraine và Gaza là Moskva không bị tấn công, còn Tel Aviv sử dụng hành động quân sự để đáp trả cuộc tấn công của Hamas. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng trong trường hợp nào, luật pháp quốc tế cũng đều yêu cầu bên tấn công cần phân biệt rõ ràng giữa mục tiêu dân sự và quân sự.

Quy mô tàn phá của chiến dịch mà Israel phát động, cùng nỗ lực cắt nguồn điện nước, thực phẩm và vật tư y tế của Gaza được nhiều chuyên gia xem là hành động đi ngược lại tiêu chuẩn đạo đức và quy định của luật pháp quốc tế.

"Phương Tây có quyền chỉ trích hành động của Nga ở Ukraine. Tuy nhiên, khi họ thấy thảm cảnh nhân đạo của người dân Gaza mà không đưa ra phản ứng tương tự, đó có thể là biểu hiện của tiêu chuẩn kép, làm suy yếu giá trị của phương Tây", Lovatt nói.

Thanh Tâm (Theo WSJ, El Pais)

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
Thủ tướng Australia chuẩn bị thăm chính thức Mỹ

Thủ tướng Australia chuẩn bị thăm chính thức Mỹ

14:50 10/08/2023

Từ ngày 23-26/10, Thủ tướng Australia Anthony Albanese sẽ thực hiện chuyến thăm Mỹ và dự kiến được Tổng thống Joe Biden tiếp đón vào hôm 25/10.

Trên 7,6 triệu cử tri Campuchia đi bỏ phiếu bầu cử nghị sĩ Quốc hội khóa VII

Trên 7,6 triệu cử tri Campuchia đi bỏ phiếu bầu cử nghị sĩ Quốc hội khóa VII

21:10 23/07/2023

Tính đến thời điểm kết thúc hoạt động bầu cử (15h ngày 23/7), có trên 7,6 triệu cử tri Campuchia đi bỏ phiếu bầu cử nghị sĩ Quốc hội khóa VII tại 23.789 điểm bỏ phiếu thuộc 25 khu vực bầu cử trên toàn quốc, chiếm trên 78% so với tổng số 9,7 cử tri.

Đảo chính ở Niger: ECOWAS sẵn sàng can thiệp vũ trang, bạo lực khiến ít nhất 28 người thiệt mạng, EU cảnh báo về sức khỏe ông Bazoum

Đảo chính ở Niger: ECOWAS sẵn sàng can thiệp vũ trang, bạo lực khiến ít nhất 28 người thiệt mạng, EU cảnh báo về sức khỏe ông Bazoum

07:20 19/08/2023

Ngày 18/8, ông Abdel-Fatau Musah, ủy viên phụ trách các vấn đề chính trị và an ninh của Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS), cho biết lực lượng của khối này sẵn sàng can thiệp vào Niger ngay khi các nhà lãnh đạo Tây Phi ra lệnh.

Nga nêu cách đối phó tên lửa tầm xa Ukraine

Nga nêu cách đối phó tên lửa tầm xa Ukraine

17:10 26/04/2024

Điện Kremlin nói việc Mỹ chuyển tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine sẽ buộc Nga mở rộng vùng đệm phi quân sự để bảo đảm 'an toàn lãnh thổ'.

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

11:45 08/11/2024

Ngày 8/11, Hàn Quốc bắn một tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II ra Biển Hoàng Hải sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

Đại học Mỹ ra tối hậu thư với sinh viên biểu tình phản chiến

Đại học Mỹ ra tối hậu thư với sinh viên biểu tình phản chiến

08:40 30/04/2024

Đại học Columbia ra tối hậu thư, cảnh báo sinh viên biểu tình phản đối chiến sự ở Dải Gaza có thể bị đình chỉ học hoặc bị bắt.

Tin tức thế giới 27-6: Quân đội Bolivia làm đảo chính; Triều Tiên thử tên lửa nhiều đầu đạn

Tin tức thế giới 27-6: Quân đội Bolivia làm đảo chính; Triều Tiên thử tên lửa nhiều đầu đạn

06:50 27/06/2024

Israel không kích nhiều điểm ở Syria; Tổng thống Zelensky quyết định cho tiếng Anh trở thành ngôn ngữ giao tiếp quốc tế ở Ukraine.

Hezbollah ủng hộ nỗ lực hướng đến lệnh ngừng bắn

Hezbollah ủng hộ nỗ lực hướng đến lệnh ngừng bắn

06:45 09/10/2024

Phó thủ lĩnh Qassem nói Hezbollah ủng hộ nỗ lực hướng tới lệnh ngừng bắn của giới chức Lebanon, song vẫn tiếp tục chiến đấu nếu Israel không dừng chiến dịch.

Sau vụ phóng vệ tinh gây tranh cãi, Iran lần đầu tiên làm điều này

Sau vụ phóng vệ tinh gây tranh cãi, Iran lần đầu tiên làm điều này

16:00 28/01/2024

Truyền thông nhà nước đưa tin, ngày 28/1, Iran đã lần đầu tiên phóng đồng thời 3 vệ tinh bằng tên lửa Simorgh (Phoenix) do Bộ Quốc phòng nước này phát triển.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới