Nhiều khách tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cuối tuần qua đã leo trèo lên xe tăng, máy bay, các khẩu súng, pháo, xâm phạm hiện vật gây bức xúc.
Theo số liệu thống kê của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, trong ngày 10-11 đã có khoảng 40.000 du khách đến tham quan bảo tàng.
Đáng chú ý, bên cạnh những hình ảnh ý nghĩa như các cựu chiến binh cùng đồng đội đến bảo tàng nhằm ôn lại kỷ niệm hay giới trẻ đến tìm hiểu lịch sử nghìn năm của dân tộc thì lại xuất hiện nhiều khoảnh khắc phản cảm gây khó chịu, bức xúc.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, vào ngày 10-11, không khó để bắt gặp những hình ảnh người lớn, trẻ em thi nhau trèo lên xe tăng, máy bay, các khẩu súng, pháo... ở cả bên ngoài lẫn bên trong bảo tàng để chụp ảnh.
Thay vì căn dặn, nhắc nhở để các con không đùa giỡn, leo trèo lên hiện vật, một số phụ huynh lại "hỗ trợ" cho hành động này. Thậm chí, một số người còn bế, đưa con lên ngồi, đi lại trên sa bàn mô phỏng trưng bày trong nhà bảo tàng.
Do bị tác động mạnh bởi sự thiếu ý thức của khách tham quan, một số chứng tích chiến tranh bị ngã đổ và bảng tên cũng bị gãy...
Cũng theo ghi nhận, dù nhân viên bảo tàng liên tục phát loa nhắc nhở khách tham quan không được sờ, leo trèo lên hiện vật nhưng không ngăn nổi "đám đông hiếu kỳ".
"Các hiện vật như xe tăng, pháo, trưng bày ở không gian mở, không có dây ngăn cách, có biển báo "không leo trèo, bám, tựa vào hiện vật", nhưng nhiều trẻ nhỏ và cha mẹ vẫn vô tư trèo, ngồi, đu bám lên để chụp ảnh.
Thậm chí, tôi thấy có người còn phơi quần áo ở sảnh ra vào, khu vực chờ la liệt khách ngồi ăn uống", chị Lê Thị Yến (trú ở Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ.
Còn theo anh Phan Hồng Quân (quê ở TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) khi anh nhắc nhở việc không nên cho con leo trèo lên hiện vật, một số cha mẹ còn tỏ thái độ thách thức.
"Một số bác có tuổi có vẻ đưa cháu đến đây chơi bị tôi nhắc còn lườm nguýt, thực sự quá bức xúc về thái độ của họ", anh Quân kể.
Thông tin với Tuổi Trẻ Online, trung tá quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Thị Lan Hương, trưởng phòng tuyên truyền - giáo dục bảo tàng, cho biết sau thời gian mở cửa đón khách, những ngày qua, bảo tàng đã họp, đánh giá cũng như lên phương án đảm bảo tốt nhất cho công tác hướng dẫn tuyên truyền, bảo quản hiện vật trong thời gian tới.
"Bảo tàng mới bày trí nhiều hiện vật với nhiều chủ đề khác nhau trên một diện tích rộng, không nhỏ như địa chỉ cũ nên công tác hướng dẫn, bảo quản sẽ gặp ít nhiều khó khăn trong thời gian đầu.
Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường trong việc bố trí nhân lực ở khắp các khu vực của bảo tàng, nhằm phục vụ người dân và du khách một cách tốt nhất", trung tá Nguyễn Thị Lan Hương thông tin.
Những ngày qua, lượng người đổ về tham quan Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tăng một cách đột biến, đặc biệt là dịp cuối tuần. Chính vì vậy đã không tránh khỏi hiện tượng nhiều người tham quan không tuân thủ các quy định chung của bảo tàng.
Thời gian tới, các hiện vật trưng bày, đặc biệt là các bảo vật quốc gia sẽ được lưu trữ, bảo quản và bảo vệ một cách nghiêm ngặt hơn, tránh tính trạng không mong muốn xảy ra.
Cũng theo trung tá quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Thị Lan Hương, sau thời gian mở cửa thử nghiệm, bảo tàng đã quyết định mở cửa đón khách xuyên trưa để phục vụ người dân một cách tối đa, đặc biệt người dân ở xa.
Theo đó, bảo tàng sẽ mở cửa từ 8h30 đến 16h30 các ngày (trừ thứ 2 và thứ 6). Vì vậy, người dân, du khách ở xa có thể sắp xếp thời gian để tham quan bảo tàng một cách hợp lý, không phải đổ dồn vào cùng một thời điểm trong ngày.
Tránh tình trạng tắc đường, chen lấn trong quá trình tham quan bảo tàng.
Cũng theo thông tin từ bảo tàng, sau khi hết thời gian vào cửa miễn phí, giá vé dự kiến người lớn là 40.000 đồng; người già, học sinh, sinh viên là 20.000 đồng; bộ đội, cựu chiến binh sẽ được miễn phí.
PNJ phối hợp Trung ương Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam, chính quyền nhiều địa phương tổ chức lễ cưới tập thể, trao nhẫn cho các đôi khó khăn trên toàn quốc.
Người đàn ông 50 tuổi đau lưng, đi tiểu buốt, kết quả chụp chiếu phát hiện sán não ký sinh khắp cơ thể.
Miền quê Xuân Trường, nằm giữa ba dòng sông hiền hòa là sông Hồng, sông Ninh Cơ và sông Sò của vùng đất Nam Định văn hiến.
Đang là trưởng nhóm, nhận lương 20 triệu đồng mỗi tháng và được sếp rất tín nhiệm Huỳnh Đông bất ngờ xin nghỉ việc vì một cộng sự thân thiết chuyển công ty.
Ngày 15/10, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh TPHCM, Thành Đoàn TPHCM đã tổ chức lễ báo công, dâng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh và vinh danh các cá nhân đạt giải thưởng “Cán bộ, công chức, viên chức trẻ, giỏi, thân thiện” lần thứ 11 cùng với Giải thưởng “Nguyễn Văn Trỗi” lần thứ 14 - năm 2024.
Yêu cầu là nữ công dân từ đủ 18 đến 25 tuổi, cao lấy từ 1,60m trở lên, ngoại hình cân đối, quân dung tươi tỉnh, chưa lập gia đình, chưa có con.
“Đoàn viên, thanh niên địa bàn đã thể hiện rõ tinh thần xung kích, đoàn kết, đồng lòng; tích cực tham gia huy động nguồn lực ứng cứu tại chỗ. Có những gia đình của đoàn viên, thanh niên chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng vẫn tham gia cùng lực lượng băng rừng, vượt núi, các chuyến xe cứu trợ xuyên đêm hỗ trợ bà con”, anh Nguyễn Hải Đăng - Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Lào Cai chia sẻ.
Em Thào Mí Phềnh, học sinh lớp 9A3, trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Lũng Chinh, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang từng đứng trước nguy cơ nghỉ học vì nhà nghèo. Nỗ lực vượt qua hoàn cảnh, Mí Phềnh không chỉ học giỏi mà còn trở thành đại biểu Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II, năm 2024.
Sinh thời, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn quan tâm thăm hỏi, động viên đến đời sống của quân và dân huyện đảo Trường Sa, đặc biệt dành tình cảm rất to lớn cho cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ biển trời Tổ quốc.