Pakistan: Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với chiến lược 'ngoại giao biển xanh'

14:30 23/02/2024

Tiếp giáp huyết mạch hàng hải Ấn Độ Dương, Pakistan nỗ lực đẩy mạnh "ngoại giao biển xanh" để khai thác nguồn lợi biển và gia nhập dòng chảy thương mại quốc tế,

Pakistan: Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với chiến lược 'ngoại giao biển xanh'
Ngoại giao biển xanh hiện là một trong những trọng tâm chính sách của Pakistan trong lộ trình phát triển đất nước. Ảnh minh họa.(Nguồn: Unsplash)

Đại dương không chỉ là môi trường sống của nhiều loài động thực vật, mà còn trở thành cầu nối liên kết vận chuyển hàng hóa, dịch vụ và con người giữa các quốc gia, tạo tiền đề cho chiến lược phát triển kinh tế biển của các quốc gia.

Hiện nay, nhiều chuyên gia gắn việc phát triển kinh tế biển với nội hàm “ngoại giao biển xanh”, có nhiệm vụ trọng tâm là phục vụ phát triển kinh tế biển trên cơ sở hợp tác quốc tế. Nằm ở Nam Á, tiếp giáp với biển Arab và Ấn Độ Dương, Pakistan hiện là một trong những quốc gia tiên phong đẩy mạnh chiến lược “ngoại giao biển xanh”.

Tiềm lực biển

Pakistan sở hữu đường bờ biển dài khoảng 1050km và có diện tích Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) là 240.000 km2. Đặc điểm này cho phép Islamabad khai thác rộng rãi nguồn lợi biển như thủy sản và dầu khí. Riêng về thủy sản, theo tờ Modern Diplomacy, ngành này có thể phát triển hơn nữa bằng cách áp dụng các kỹ thuật đánh bắt hiện đại, nâng cao chất lượng hải sản và thúc đẩy nghề cá định hướng xuất khẩu.

Ngoài ra, ngành hàng hải của Pakistan đóng vai trò mạch máu của nền kinh tế vì gần 95% thương mại và 100% khoáng sản, tài nguyên được nhập khẩu qua đường biển.

Bên cạnh đó, các cảng biển còn có ý nghĩa mật thiết với tăng trưởng kinh tế của Pakistan, nổi bật là cảng Karachi. Cảng nước sâu này có vị trí chiến lược, trải dài trên 600 dặm bờ biển từ eo biển Hormuz đến đường biên giới với Ấn Độ, một địa điểm lý tưởng để kết nối phát triển với Afghanistan, nội địa Trung Á và miền Tây Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Qasim là cảng lớn thứ hai của Pakistan, vận chuyển khoảng 40% lượng hàng hóa quốc gia và có liên kết với sáu tuyến đường sắt và đường cao tốc trong phạm vi khoảng 15 km. Hai cảng này là tiền đề để Islamabad đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng hàng hải và tăng cường ngành thủy sản, cũng như triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển bền vững, kiểm soát ô nhiễm biển.

Là cảng sầm uất nhất ở Pakistan, Karachi là cầu nối cho hoạt động thương mại của Islamabad với nội địa Trung Á và miền Tây Trung Quốc. Ảnh minh họa. (Nguồn: Modern Diplomacy)

Tăng cường kết nối

Hiểu rằng khai thác nguồn lực biển không chỉ là nhiệm vụ của mỗi người dân và doanh nghiệp, Pakistan còn phát huy vai trò của lực lượng Hải quân trong phục vụ chiến lược quốc gia về biển. Nhân chuyến thăm Malaysia năm 2019, Đô đốc Hải quân Pakistan Zafar Mehmood Abbasi đề xuất với đối tác rằng, thông qua liên doanh, hai nước có thể xây dựng nền kinh tế biển xanh bền vững và phát triển quan hệ hải quân bền chặt.

Ngoài ra, Pakistan còn phối hợp với Trung Quốc triển khai Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC) từ năm 2013 đến nay. Đây là dự án thuộc khuôn khổ sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), góp phần phát triển nền kinh tế Pakistan trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, tăng cơ hội việc làm và đào tạo, cũng như khuyến khích đầu tư nước ngoài.

Ở chiều ngược lại, Bắc Kinh hưởng lợi khi đầu tư mạnh vào ba cảng lớn của Pakistan là Karachi, Qasim và Gwadar, giúp nước này kết nối thương mại tốt hơn với Trung Á và Trung Đông.

Hơn nữa, trong bối cảnh Ấn Độ và Mỹ đẩy mạnh tập hợp lực lượng và tăng cường hiện diện tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thông qua cơ chế Bộ tứ, việc Bắc Kinh và Islamabad mở rộng hợp tác trên biển là tiền đề để hai nước cùng bảo vệ lợi ích quốc gia tại khu vực sát sườn, cũng như tạo thế cân bằng với các nước lớn khác.

Như vậy, trên cơ sở tiềm lực và nhu cầu phát triển kinh tế biển, Pakistan tranh thủ chiến lược ngoại giao biển xanh nhằm đẩy mạnh hợp tác hàng hải với các đối tác quan trọng, thông qua hệ thống cảng biển chiến lược hướng ra cửa ngõ huyết mạch Ấn Độ Dương. Nhờ vậy, Islamabad hướng tới mục tiêu không chỉ mở rộng mạng lưới hợp tác thương mại quốc tế, mà còn góp phần giữ vững chủ quyền biển và an ninh hàng hải của chính mình.

Có thể bạn quan tâm
Cận cảnh 7 dự án bất động sản được TPHCM giải cứu

Cận cảnh 7 dự án bất động sản được TPHCM giải cứu

10:00 24/02/2023

7 dự án này đã được cấp phép từ lâu nhưng vướng thủ tục pháp lý, phải dừng triển khai. Trong đó, có 6 dự án thuộc thẩm quyền giải quyết của TPHCM, 1 dự án thuộc thẩm quyền của Trung ương.

Mạnh tay dẹp nạn xây dựng trái phép ở Phú Quốc

Mạnh tay dẹp nạn xây dựng trái phép ở Phú Quốc

08:30 12/10/2023

Ban thường vụ Tỉnh ủy An Giang đã thống nhất giao UBND tỉnh này rà soát, yêu cầu các chủ homestay trái phép trên núi Cấm phải tháo dỡ trả lại hiện trạng ban đầu.

Chủ tịch AstraZeneca Vietnam được bổ nhiệm thành viên MBE

Chủ tịch AstraZeneca Vietnam được bổ nhiệm thành viên MBE

02:10 18/06/2024

Vua Charles bổ nhiệm Chủ tịch AstraZeneca Vietnam Nitin Kapoor là thành viên Huân chương Đế quốc Anh (MBE) vì đóng góp cho y tế và ngoại giao quốc tế.

VEPR: Xu hướng chuyển dịch năng lượng tái tạo trên thế giới mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội

VEPR: Xu hướng chuyển dịch năng lượng tái tạo trên thế giới mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội

17:50 20/06/2024

Sáng 20/6, hội thảo Công bố Báo cáo Kinh tế thường niên Việt Nam 2024 với chủ đề 'Chuyển dịch năng lượng hướng tới nền kinh tế xanh' diễn ra tại Hà Nội.

Xin lỗi vì... thiếu điện

Xin lỗi vì... thiếu điện

12:00 09/06/2023

Theo các Đại biểu Quốc hội, Bộ Công Thương cần phải có biện pháp sửa chữa, khắc phục, chứ không phải xin lỗi để cho qua hay chỉ để làm...

Hưng Yên duyệt quy hoạch khu nhà ở liền kề, biệt thự gần 23ha

Hưng Yên duyệt quy hoạch khu nhà ở liền kề, biệt thự gần 23ha

10:30 12/04/2023

Dự án khu nhà Tiến Hưng trên địa bàn xã Dân Tiến và xã Phùng Hưng, huyện Khoái Châu có diện tích gần 23ha trong đó có 41% là đất ở liền kề, biệt thự song lập và đơn lập

Về vương quốc trầu lớn nhất miền Tây

Về vương quốc trầu lớn nhất miền Tây

09:20 14/10/2023

Huyện Vị Thủy ( Hậu Giang ) được xem là nơi trồng trầu lớn nhất ở Miền Tây. Trầu ở đây không chỉ là vật se duyên đôi lứa mà...

Thổ Nhĩ Kỳ và NATO bàn cách 'hồi sinh' thỏa thuận ngũ cốc; Ukraine không ủng hộ việc 'nhân nhượng' Nga

Thổ Nhĩ Kỳ và NATO bàn cách 'hồi sinh' thỏa thuận ngũ cốc; Ukraine không ủng hộ việc 'nhân nhượng' Nga

08:50 06/09/2023

Ngày 5/9, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho hay, Ngoại trưởng nước này Hakan Fidan đã điện đàm và thảo luận với Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg về các bước mà Ankara thực hiện nhằm nối lại thỏa thuận ngũ cốc.

Phi Nhân Phát không đối thủ trong gói thầu của Ban Quản lý dự án huyện Xuân Lộc

Phi Nhân Phát không đối thủ trong gói thầu của Ban Quản lý dự án huyện Xuân Lộc

08:20 16/05/2024

Gói thầu số 07 (Xây lắp): Xây mới khối 10 phòng học + thể chất +kho: Các công trình phụ trợ và hạ tầng kỹ thuật: San nền; Kè chắn đất; Tường rào kín; Bể nước ngầm + nhà bơm; Hệ thống cấp – thoát nước tổng thể; Hệ thống cấp điện, chiếu sáng tổng thể; Sân đường, gờ lề và cây xanh; Cầu nối thuộc dự án Trường Mầm non Xuân Trường có chủ đầu tư là Ban Qu...

Co loi xay ra
Co loi xay ra