Tổng thống Trump nói người dân Mỹ có thể tổn thương vì chính sách áp thuế, nhưng đây là "cái giá xứng đáng" để bảo vệ lợi ích quốc gia.
"Liệu có tổn thương không? Có thể có và có thể không, nhưng chúng ta sẽ đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại và mọi thứ sẽ xứng đáng với cái giá phải trả", Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên mạng xã hội Truth Social sáng 2/2, một ngày sau khi ký sắc lệnh áp thuế 10% với toàn bộ hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và 25% đối với hầu hết mặt hàng từ Canada cùng Mexico.
"Mỹ có thâm hụt thương mại lớn với Canada, Mexico và Trung Quốc, cũng như hàng loạt quốc gia khác, đang bị nợ 36.000 tỷ USD. Chúng ta sẽ không còn là 'quốc gia ngu ngốc' nữa", ông Trump viết thêm.
Tổng thống Mỹ nhấn mạnh biện pháp áp thuế mới nhằm giải quyết tình trạng khẩn cấp về thuốc giảm đau gây nghiện fentanyl và người nhập cư trái phép. Ông chủ Nhà Trắng yêu cầu ba nước trên phải mạnh tay hơn để chấm dứt fentanyl tuồn vào Mỹ và kiểm soát biên giới.
Động thái lập tức vấp phải biện pháp đáp trả từ ba quốc gia.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau tuyên bố áp thuế tương đương với hàng hóa Mỹ. Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum chỉ đạo Bộ trưởng Kinh tế thực thi "kế hoạch B", gồm các biện pháp thuế quan và phi thuế quan, nhưng chưa rõ là gì. Trung Quốc thông báo sẽ kiện Mỹ lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Giới chuyên gia cảnh báo cuộc chiến thương mại với ba quốc gia khả năng cao sẽ khiến kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại và làm giá hàng tiêu dùng tăng cao, ít nhất là trong ngắn hạn.
Tổng thống Trump từ lâu đã coi thâm hụt thương mại là dấu hiệu các quốc gia khác đang lợi dụng Mỹ. "Những ngày đó đã chấm dứt!", ông nói.
Ông chủ Nhà Trắng còn nhiều lần dọa có biện pháp thương mại với Liên minh châu Âu (EU).
Phát ngôn viên Ủy ban châu Âu, cơ quan hành pháp cao nhất của EU, bày tỏ lấy làm tiếc trước các đòn áp thuế của ông Trump, cảnh báo rằng EU "sẽ đáp trả cứng rắn bất kỳ đối tác thương mại nào áp thuế bất công hoặc tùy tiện với hàng hóa" của khối. "Thuế quan gây gián đoạn kinh tế không cần thiết và thúc đẩy lạm phát. Chúng gây tổn thất cho tất cả các bên", người này nói thêm.
Như Tâm (Theo AFP)
Cuộc tập trận thường niên hàng đầu của Bộ chỉ huy châu Phi thuộc quân đội Mỹ có tên African Lion 2024 (Sư tử châu Phi 2024) đang diễn ra ở Tunisia, đánh dấu thời điểm quan trọng trong hợp tác quân sự giữa Washington và lục địa này.
50 năm trước, với hành trình vượt sông Bến Hải, Chủ tịch Fidel Castro đã trở thành nguyên thủ quốc gia nước ngoài đầu tiên và duy nhất đến thăm vùng mới giải phóng ở Quảng Trị giữa khói lửa chiến tranh.
Ngày 11/10, Bộ Thống nhất Hàn Quốc khẳng định sẽ đưa ra quyết định về việc tiếp tục hỗ trợ nhân đạo cho Triều Tiên, sau khi theo dõi chặt chẽ tiến độ chuẩn bị của các tổ chức quốc tế cho các dự án viện trợ.
Trụ sở chiến dịch tranh cử năm 2024 của Tổng thống Putin mở cửa tại thủ đô Moskva, bắt đầu thu thập 300.000 chữ ký ủng hộ theo yêu cầu.
Các quan chức thông báo, ngày 1/5, một nhóm Ngoại trưởng các nước Arab đã tổ chức hội nghị mang tính bước ngoặt với người đồng cấp Syria tại Jordan nhằm thảo luận cách thức bình thường hóa quan hệ với quốc gia Trung Đông này. Đây là một phần trong tiến trình tìm ra giải pháp chính trị đối với cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ tại Syria.
Ukraine cho biết Nga đã phóng khoảng 7.400 tên lửa và 3.700 UAV kiểu Shahed vào các mục tiêu ở nước này từ khi chiến sự bùng phát.
Tối 9/10, Công đoàn Bộ Ngoại giao phối hợp với Học viện Ngoại giao và Đoàn nghệ thuật 19/5 tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Sáng mãi với thời gian” nhằm chào mừng kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) và hưởng ứng Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam 2024.
Lực lượng Houthi dọa nhắm mục tiêu tất cả tàu hướng tới Israel và yêu cầu các công ty vận tải quốc tế không giao dịch với nước này.
Quan chức Ukraine cho hay mảnh vỡ Zircon thu được cho thấy mẫu tên lửa này không có các tính năng của 'siêu vũ khí' như Nga công bố.