Trong cuộc phỏng vấn phát ngày 12-1, Phó tổng thống đắc cử Mỹ JD Vance cho rằng "sẽ đạt được một thỏa thuận ở Greenland", giữa lúc ông Trump muốn sáp nhập hòn đảo lớn nhất thế giới vào Mỹ.
Theo trang tin Axios (Mỹ), việc Tổng thống đắc cử Donald Trump không loại trừ khả năng Mỹ sử dụng lực lượng quân sự để có thể sở hữu đảo Greenland trong tương lai, đã gây ra cơn sốc trên khắp nước Mỹ và các nước đồng minh của Washington.
Trên Đài Fox News ngày 12-1, khi được hỏi liệu Mỹ có sử dụng lực lượng quân sự như vậy hay không, Phó tổng thống đắc cử Mỹ JD Vance tuyên bố rằng "không cần lực lượng quân sự" ở Greenland, lưu ý Mỹ đã có binh sĩ đồn trú trên hòn đảo này.
Ông Vance nhận định Greenland "thực sự quan trọng đối với nước Mỹ về mặt chiến lược" và có "nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên tuyệt vời".
Ông Vance cho biết thêm những người mà doanh nhân Donald Trump Jr. (con trai của ông Trump) gặp trong chuyến thăm ở Greenland tuần trước đã nói với ông rằng: Họ "muốn được trao quyền khai thác" những nguồn tài nguyên đó.
Ông Vance còn cáo buộc Chính phủ Đan Mạch chưa hành động đủ để bảo vệ hòn đảo này.
"Tại đây chúng ta thật sự có cơ hội nắm quyền lãnh đạo nhằm bảo vệ an ninh nước Mỹ, đảm bảo rằng những nguồn tài nguyên thiên nhiên đáng kinh ngạc đó được khai thác.
Ông Donald Trump giỏi về chuyện này. Ông ấy giỏi trong việc đạt được các thỏa thuận và tôi nghĩ rằng sẽ đạt được một thỏa thuận ở Greenland" - ông Vance nói.
Greenland là hòn đảo lớn nhất thế giới, giàu dầu mỏ và khoáng sản. Hôm 7-1, ông Trump nói rằng Greenland đóng vai trò sống còn với an ninh Mỹ, đồng thời cảnh báo sẽ áp thuế lên Đan Mạch nếu đề xuất mua hòn đảo này tiếp tục bị từ chối.
Tuy nhiên, chính quyền Greenland và các quan chức Đan Mạch khẳng định vùng đất rộng lớn này - vốn là một phần của Đan Mạch trong hơn 600 năm - không phải để bán.
Hôm 11-1, trang tin Axios (Mỹ) dẫn hai nguồn thạo tin cho biết Đan Mạch đã gửi tin nhắn riêng cho đội ngũ của ông Trump trong những ngày gần đây, bày tỏ sẵn sàng thảo luận về việc tăng cường an ninh ở Greenland, hoặc tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ trên hòn đảo này, mà không cần đòi sáp nhập Greenland vào Mỹ.
Căng thẳng giữa Israel và tổ chức Hồi giáo Hezbollah tại Lebanon đang có nguy cơ bùng phát sau loạt rocket tai hại vào Cao nguyên Golan gần đây.
Ngày 19/6, lực lượng Mỹ cho biết đã tiến hành một cuộc không kích tại Syria và đã tiêu diệt thêm một nhân vật cấp cao đóng vai trò điều phối của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).
Theo giới chuyên gia Nga, cơ chế chỉ huy Hải quân Nga của Tướng Serdyukov đã đến lúc phải thay đổi và chấm dứt sự phụ thuộc vào các quân khu.
Video: Lễ đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nga Theo Zvezda TV, hôm 21/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới điện Kremlin, Moskva, gặp chính thức Tổng thống Nga Vladimir Putin. Chuyến thăm cấp nhà nước của ông Tập tới Nga bắt đầu từ 20/3. Sau lễ đón, cuộc hội đàm mở rộng giữa Tổng thống Nga và Chủ tịch Trung Quốc đã bắt đầu. Theo nhà lãnh đạo Nga, phần đầu tiên của cuộc đàm phán diễn ra thực chất và có sự trao đổi quan điểm thẳng...
Chỉ huy lực lượng hải quân của EU nói cần thêm chiến hạm bảo vệ tàu hàng để tăng lưu lượng vận tải hàng hóa qua Biển Đỏ.
Ngày 6/3, một ngày sau khi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) xác nhận Iran đã đưa ra một loạt cam kết tích cực, Trung Quốc đã đưa ra quan điểm.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch Cuba dự kiến sẽ có cuộc hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Agola, chương trình làm việc còn bao gồm lễ ký kết các thỏa thuận hợp tác song phương mới.
Mỹ cùng các đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia áp thêm lệnh trừng phạt với Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng phóng vệ tinh do thám quân sự.
Được giáo dục ở phương Tây, ông Hun Manet được kỳ vọng mang làn gió mới cho Campuchia, nhưng có thể duy trì lập trường chính sách từ thời bố.