Quân đội Mỹ không kích các mục tiêu IS ở Somalia, đánh dấu đợt tấn công đầu tiên ở quốc gia Đông Phi trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Trump.
"Sáng nay tôi ra lệnh không kích chính xác vào chỉ huy cấp cao của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, kẻ chuyên lên kế hoạch các vụ tấn công, cùng những tên khủng bố khác mà ông ta tuyển mộ và cầm đầu", Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo ngày 1/2.
Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth nói đợt không kích do Bộ Tư lệnh Mỹ ở châu Phi phối hợp với chính phủ Somalia triển khai, nhắm vào các chiến binh IS ở vùng núi Golis, khu bán tự trị Puntland ở Somalia.
Theo đánh giá ban đầu của Lầu Năm Góc, họ đã hạ sát nhiều chiến binh IS, không có thương vong dân thường. Họ không nói rõ số phận của chỉ huy cấp cao IS mà ông Trump nhắc đến.
Abdirahman Adan, thành viên quân đội Somalia, nghe thấy "5 tiếng nổ lớn" và nhìn thấy khói bốc lên từ khu vực hứng không kích.
"Thương vong đến nay chưa rõ, nhưng chúng tôi tin rằng tên lửa Mỹ đã không kích chính xác các mục tiêu, trong đó có cả những người nước ngoài mà lực lượng Puntland truy đuổi những ngày qua", Mohamed Ali, chỉ huy quân sự ở Bossaso, nói.
Bộ trưởng Hegseth đánh giá cuộc không kích làm suy yếu "khả năng của IS trong việc lập chiến lược, tiến hành tấn công khủng bố đe dọa công dân Mỹ và các đối tác của Washington".
"Thông điệp gửi tới IS là chúng tôi sẽ tìm và diệt tất cả những ai mưu đồ tấn công người Mỹ", ông Trump viết, thêm rằng quân đội Mỹ lên kế hoạch tiêu diệt chỉ huy cấp cao của IS ở Somalia trong nhiều năm, nhưng chính quyền cựu tổng thống Joe Biden đã "không hoàn thành nhiệm vụ".
Chiến lược chống khủng bố của Lầu Năm Góc tại châu Phi gặp khó khăn sau khi Chad và Niger phản đối lính Mỹ hiện diện, buộc Washington rút quân đồn trú.
IS hiện diện tương đối ít ở Somalia so với nhóm Al-Shabaab có liên hệ với Al-Qaeda, nhưng các chuyên gia đã cảnh báo về hoạt động ngày càng gia tăng của IS, đặc biệt là ở miền bắc nước này.
Chi nhánh IS ở Somalia nổi lên từ năm 2015 như một phe ly khai khỏi Al-Shabaab, hoạt động mạnh ở Puntland, lập nơi trú ẩn, trại huấn luyện, tiến hành chế tạo vũ khí, buôn lậu, áp thuế bất hợp pháp, bắt cóc tống tiền người phương Tây. Theo AP, chỉ huy IS ở khu vực này là Abdulkadir Mumin.
Somalia nằm ở vùng Sừng châu Phi, giáp Djibouti, Kenya, Yemen, Ethiopia, có dân số hơn 18 triệu người, hầu hết theo Hồi giáo. Kể từ đầu những năm 2000, Mỹ đã hỗ trợ quân sự cho chính quyền Somalia.
Đức Trung (Theo AFP, AP, CNN)
Triều Tiên lên án Mỹ đẩy mạnh bán vũ khí cho đồng minh, trong đó có Hàn Quốc, thêm rằng Washington không thể giúp Seoul thoát 'thua kém chiến lược'.
Bộ Ngoại giao Đan Mạch cho biết nước này đã ký hiệp ước an ninh 10 năm với Ukraine, sau khi Anh, Đức và Pháp có động thái tương tự.
Ngày 20/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc trả lời phỏng vấn với báo giới sau khi ông có chuyến công du châu Á.
Nhà Trắng cho biết Nga sử dụng tên lửa và bệ phóng do Triều Tiên cung cấp trong các đợt tập kích gần đây của Moskva vào Ukraine.
Nhiều căn cứ không quân của VSU bị tấn công, cầu Chonhar tiếp tục ‘hứng’ tên lửa, Nga muốn kiểm soát hoàn toàn 4 tỉnh đã sáp nhập... là một số tin tức đáng chú ý về tình hình Ukraine.
Ngày 13/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đưa ra tuyên bố rằng, Nga sẽ không tham dự hội nghị về Ukraine tại Thụy Sỹ kể cả khi được mời.
Bộ Nội vụ Iran ngày 29/6 thông báo nước này sẽ tổ chức cuộc bầu cử Tổng thống vòng 2 vào ngày 5/7 sau khi cả hai ứng cử viên hàng đầu đều không giành được quá 50% số phiếu ủng hộ.
Moscow nêu cam kết với Minsk, chuyên gia Thụy Sĩ nói về ‘kế hoạch B’ cho xung đột… là một số tin tức đáng chú ý về tình hình Ukraine.
Ngày 13/9, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng, phương Tây quá 'sợ' đến mức không dám nêu khả năng bắn hạ tên lửa và thiết bị bay không người lái của Nga nhắm vào quốc gia Đông Âu này.