Chiến dịch tranh cử của Trump thu về 52,8 triệu USD, mức kỷ lục trong một ngày, sau khi ông bị tuyên có tội vụ chi tiền bịt miệng.
"Chỉ vài phút sau khi phán quyết được công bố tại phiên tòa giả tạo, người ủng hộ đã làm quá tải hệ thống quyên góp kỹ thuật số của chúng tôi. Bất chấp tình trạng đình trệ vì lượng truy cập quá lớn, chúng tôi đã thu về 52,8 triệu USD từ các nhà tài trợ nhỏ lẻ", Chris LaCivita và Susie Wiles, cố vấn cấp cao chiến dịch tranh cử của cựu tổng thống Donald Trump, cho biết hôm 31/5.
Chiến dịch tranh cử của Trump nói rằng đây là mức quyên góp kỷ lục trong một ngày, gần gấp đôi con số cao nhất trước đó, và tương đương hơn 2 triệu USD mỗi giờ. Phần lớn số tiền thu được trong vòng 7 giờ sau khi có phán quyết về vụ chi tiền bịt miệng của ông Trump, 30% nhà tài trợ là những người lần đầu sử dụng nền tảng WinRed của đảng Cộng hòa để góp tiền cho cựu tổng thống Mỹ.
Bồi thẩm đoàn của tòa hình sự Manhattan, New York, hôm 30/5 tuyên bố Donald Trump "có tội" với toàn bộ 34 tội danh trong vụ truy tố làm giả hồ sơ kinh doanh chi tiền ém thông tin bất lợi khi tranh cử năm 2016. Phán quyết khiến ông Trump là cựu tổng thống Mỹ đầu tiên trong lịch sử bị truy tố và kết tội, cũng là ứng viên đầu tiên của một chính đảng là tội phạm khi chạy đua vào Nhà Trắng.
Thẩm phán Juan Merchan ấn định thời điểm tuyên án vào ngày 11/7, vài ngày trước khi Đại hội Toàn quốc đảng Cộng hòa (RNC) bắt đầu. Thời hạn kháng cáo là trong vòng 30 ngày sau khi tòa tuyên án.
Làm giả hồ sơ kinh doanh là tội nhẹ ở New York, với mức phạt tối đa 4 năm tù và phạt tiền 5.000 USD với mỗi tội danh. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng ông Trump nhiều khả năng không phải ngồi tù, do ông không có tiền án, vi phạm không mang tính bạo lực.
Ngay sau phán quyết, Donald Trump đã gửi thư đến cử tri kêu gọi quyên góp, khẳng định mình là "tù nhân chính trị" và kêu gọi "10 triệu người yêu nước ủng hộ Trump góp tiền trước khi bước qua ngày mới". Loạt mạnh thường quân Cộng hòa cũng cam kết tiếp tục quyên góp mạnh tay cho ông Trump chạy đua vào Nhà Trắng.
Giới quan sát cho rằng những diễn biến của phiên tòa ở New York sẽ tăng hiệu quả vận động tài chính tranh cử cho cựu tổng thống Mỹ. Nhiều tỷ phú từng ngại ủng hộ Trump giờ đây đã sẵn sàng công khai lên tiếng, điển hình là tỷ phú đầu tư Phố Wall Bill Ackman và tài phiệt ngành kim loại Mỹ Andy Sabin.
Vũ Anh (Theo AP, CNBC)
Bộ Quốc phòng Nga cho biết quân đội nước này kiểm soát thêm một ngôi làng và thọc sâu vào phòng tuyến Ukraine ở tỉnh Kharkov.
Iran lần đầu trưng bày mẫu UAV Gaza có khả năng mang 13 quả bom dẫn đường và bay xa hơn 2.000 km, đủ sức vươn tới Israel.
Theo một số báo Mỹ, Chính phủ Pháp đã đề xuất hạn chế quyền của Ủy ban châu Âu (EC) trong quá trình tài trợ cho Ukraine mà không có sự giám sát rộng rãi hơn từ các nước thành viên và Nghị viện châu Âu (EP).
Ngoại trưởng Israel Israel Katz hôm 20-10 cho biết họ đã bắt đầu chuẩn bị các thủ tục pháp lý chống lại Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sau khi Paris cấm các công ty Israel trưng bày sản phẩm tại triển lãm thương mại hải quân.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thăm trụ sở không quân, đề cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của các phi công nước này.
Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Cyprus Nikos Christodoulides ngày 8/10, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi tái khẳng định phải đạt được lệnh ngừng bắn ngay lập tức, khẩn cấp ở Dải Gaza và Lebanon, đồng thời kêu gọi tất cả các bên hành động khôn ngoan và có trách nhiệm.
Quân đội Israel thông báo đã giải cứu 4 con tin nước này từ Gaza sau 'một chiến dịch phức tạp trong ngày'.
Áo phông in hình ông Trump vung nắm đấm sau vụ ám sát hụt ở Pennsylvania nhanh chóng xuất hiện trên các sàn thương mại điện tử ở Mỹ và Trung Quốc.
Phó chủ tịch Duma quốc gia Nga nói vụ bắt giữ CEO Telegram có thể mang động cơ chính trị và Matxcơva phải đòi Pháp thả người.