Tổng thống Trump tuyên bố Ai Cập và Jordan sẽ tiếp nhận người Palestine từ Dải Gaza, dù hai quốc gia này từng bác bỏ ý tưởng của ông.
"Họ sẽ làm như vậy", Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng hôm 30/1, sau khi được đề nghị cho biết phản ứng sau khi Ai Cập và Jordan bác bỏ kế hoạch tiếp nhận người Palestine di dời từ Dải Gaza, cũng như liệu Mỹ có cân nhắc dùng biện pháp áp thuế để thúc đẩy ý tưởng này hay không.
"Họ sẽ làm thế. Chúng ta đã làm nhiều điều cho họ và họ sẽ tiếp nhận", ông Trump khẳng định.
Tổng thống Trump ngày 25/1 cho biết đã điện đàm với Vua Jordan Abdullah II, trao đổi về ý tưởng xây các khu định cư, chuyển hơn một triệu người Palestine ở Dải Gaza đến Jordan và Ai Cập. Ông Trump gọi đây là ý tưởng giúp "dọn dẹp sạch sẽ Dải Gaza" và thiết lập hòa bình ở Trung Đông.
Động thái này đã vướng phải sự phản đối từ hàng loạt quốc gia và tổ chức khu vực.
Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi ngày 29/1 lần đầu công khai phản đối công khai kế hoạch của ông Trump, tuyên bố "di dời người Palestine khỏi quê hương là hành động bất công mà chúng tôi không thể tham gia".
Bộ Ngoại giao Ai Cập trước đó cũng khẳng định "sự ủng hộ liên tục dành cho ý chí kiên định của người Palestine trên lãnh thổ của họ", nhấn mạnh Ai Cập sẽ không tiếp nhận thêm người Palestine và mọi nỗ lực ép buộc có thể làm sụp đổ các thỏa thuận với Israel.
Vua Abdullah II cũng bày tỏ lập trường kiên định là "giữ người Palestine ở lại mảnh đất quê hương", cảnh báo rằng ý tưởng đẩy người Palestine đến Jordan hay Ai Cập là "lằn ranh đỏ". Ngoại trưởng Jordan Ayman Safadi tuyên bố nước này kiên quyết phản đối di dời người Palestine. "Jordan là của người Jordan và Palestine là của người Palestine", ông nói.
Ý tưởng của ông Trump dường như trái với chính sách đối ngoại của Mỹ suốt hàng chục năm qua là ủng hộ giải pháp hai nhà nước cho xung đột Israel - Palestine. Ước tính có 5,9 triệu người tị nạn Palestine trên thế giới, trong đó hàng triệu người đang sống ở Ai Cập, Jordan, Syria, Lebanon và một số quốc gia Trung Đông.
Gaza là dải đất nhỏ, có diện tích khoảng 365 km2, giáp biên giới Israel và Ai Cập, mặt còn lại hướng ra Địa Trung Hải. Đây là một trong hai vùng lãnh thổ của người Palestine. Khu vực còn lại là Bờ Tây đang bị Israel chiếm đóng.
Dải Gaza là nơi sinh sống của khoảng 2,4 triệu người trước khi bùng phát xung đột quy mô lớn giữa Hamas và Israel. Chiến dịch trả đũa được Israel phát động từ tháng 10/2023 đã khiến hơn 47.000 người thiệt mạng và hơn 111.000 người bị thương. Nhiều khu vực ở Dải Gaza cũng biến thành đống đổ nát và chìm trong khủng hoảng nhân đạo.
Hồng Hạnh (Theo AFP)
Ảnh vệ tinh cho thấy Nga triển khai lồng nuôi 'cá heo chiến binh' ở phía tây Crimea, nơi đặc nhiệm Ukraine tiến hành các hoạt động đổ bộ.
Israel đã mở cuộc không kích vào trại tị nạn của người Palestine ở al-Mawasi, khiến ít nhất 40 người chết và 60 người bị thương sáng 10-9 theo giờ địa phương.
Ban quản lý nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ngày 17/8 cho biết máy bay không người lái Ukraine đã thả chất nổ xuống con đường bên ngoài nhà máy điện này, gây nguy hiểm cho nhân viên đang ở trên đường.
Tình báo Ukraine khẳng định khoảng 11.000 binh sĩ Triều Tiên đang huấn luyện tại Nga và tham chiến tại Ukraine từ tháng 11 tới.
Cầu tàu trị giá 320 triệu USD được Mỹ rút khỏi Dải Gaza sau một tuần nối lại hoạt động, nhằm tránh bị hư hại do biển động mạnh.
Fu Zai, chó Corgi cảnh khuyển nổi tiếng, bị cắt thưởng cuối năm vì ngủ trong giờ làm việc, tiểu vào bát ăn của chính mình.
Hành trình trở thành ứng cử viên Tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử 2024 của ông Donald Trump và Kamala Harris có rất nhiều yếu tố bất ngờ, điều này càng khiến cho kết quả cuộc bầu cử càng trở nên khó đoán định.
Sự kiện 'Ánh sen Việt - Lotus Light' được kỳ vọng góp phần giới thiệu và lan tỏa văn hóa Việt Nam đến với cộng đồng người dân Tây Australia.
Lực lượng Ukraine phòng thủ ở miền đông bố trí xe tăng Leopard 2 trong công sự, đóng vai trò như pháo tầm xa thay vì làm mũi nhọn xung kích.