Ngày 20/11, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã chọn luật sư Matthew Whitaker làm Đại sứ Mỹ tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Ông Trump có hành động đầu tiên với NATO, hứa hẹn sẽ lật ngược chính sách của Tổng thống Biden |
Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử ông Matthew Whitaker làm Đại sứ Mỹ tại NATO. (Nguồn: AFP) |
Theo hãng tin AP, động thái cho thấy rõ tiêu chí của ông Trump là lựa chọn một người trung thành dù ít kinh nghiệm về chính sách đối ngoại cho một trong những vị trí đại sứ quan trọng nhất trong nhiệm kỳ thứ hai của ông, trong bối cảnh các mối quan hệ quốc tế đang căng thẳng.
Tin liên quan |
Tổng thống Hàn Quốc úp mở khả năng cấp vũ khí cho Ukraine, tìm đến NATO và ông Trump bàn về Triều Tiên Tổng thống Hàn Quốc úp mở khả năng cấp vũ khí cho Ukraine, tìm đến NATO và ông Trump bàn về Triều Tiên |
Trong một tuyên bố, ông Trump nêu rõ: "Ông Matt (Matthew Whitaker) là một chiến binh mạnh mẽ và là một người yêu nước trung thành, người sẽ đảm bảo rằng lợi ích của Mỹ được thúc đẩy và bảo vệ".
Theo Tổng thống đắc cử, ông Matt "sẽ củng cố mối quan hệ với các đồng minh NATO và kiên định trước các mối đe dọa đối với hòa bình và ổn định”.
Ông Matthew Whitaker, 55 tuổi, từng giữ chức Bộ trưởng Tư pháp tạm quyền trong 3 tháng trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu của ông Trump, đã tích cực tham gia Viện Chính sách Nước Mỹ trước tiên - một nhóm nghiên cứu thiên hữu đang nỗ lực định hình chính sách cho nhiệm kỳ thứ hai của Trump.
Đại sứ tại NATO trong tương lai giữ chức quyền Bộ trưởng Tư pháp trong giai đoạn nhạy cảm của cuộc điều tra về mối quan hệ giữa ông Trump và Nga. Khi đó, ông Whitaker đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với vị Tổng thống của mình trong các cuộc phỏng vấn truyền thông.
Mặc dù ông Whitaker có nền tảng pháp lý, nhưng ông không có nhiều kinh nghiệm trong chính sách đối ngoại, điều này khiến nhiều người lo ngại về khả năng của ông trong vai trò này.
Theo các chuyên gia, vai trò của Đại sứ Mỹ tại NATO là rất quan trọng, không chỉ trong việc đại diện cho nước Mỹ mà còn trong việc duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các đồng minh. Ông Whitaker sẽ cần phải xây dựng uy tín và lòng tin với các đồng minh, đòi hỏi ông phải chứng tỏ rằng mình có khả năng đại diện cho các quyết sách của Washington.
Ngoài việc bổ nhiệm các nhân sự sẽ phục vụ trong chính quyền mới, việc ông Trump chuẩn bị trở thành Tổng thống Mỹ cũng đặt ra nhiều câu hỏi về tương lai của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã cam kết sẽ "bãi bỏ lệnh hành pháp nguy hiểm" của Tổng thống Joe Biden, làm cản trở đổi mới AI và áp đặt những ý tưởng cực đoan lên sự phát triển của công nghệ này".
Ngành công nghiệp công nghệ, bao gồm các công ty lớn như Amazon, Google, Meta và Microsoft, chủ yếu ủng hộ cách tiếp cận an toàn AI của chính quyền ông Biden, với trọng tâm là thiết lập các tiêu chuẩn tự nguyện.
Theo Reuters, ngày 3/11, Ủy viên Quốc hội Ukraine về nhân quyền Dmytro Lubinets kêu gọi Nga cung cấp danh sách tù binh, sau khi Moscow cáo buộc Kiev phá hoại quá trình trao đổi tù binh.
Việt Nam đã thông báo về vấn đề nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ở Khu vực Giữa Biển Đông và các nước liên quan đều bày tỏ tôn trọng, theo Bộ Ngoại giao.
Ngày 4/10, Cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS) khẳng định, Triều Tiên đã tiến hành những cuộc tấn công mạng đối với các công ty đóng tàu của Seoul, nhằm tăng cường năng lực quân sự.
Một công nhân nhà máy ở Thái Lan đã ngã gục tại nơi làm việc và tử vong sau đó, sau khi người quản lý không cho cô nghỉ ốm thêm một ngày nữa trừ khi cô nộp giấy chứng nhận y tế mới.
Bộ Ngoại giao Ukraine khẳng định trọng tâm hoạt động của quân đội Kiev ở vùng Kursk là các cơ sở hạ tầng tấn công từ xa của Nga tại khu vực này.
Ông Lại Thanh Đức tuyên thệ nhậm chức lãnh đạo Đài Loan, trong bối cảnh căng thẳng giữa hòn đảo và Bắc Kinh đang gia tăng.
Ngày 26/4, THX đưa tin, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng, Nga và châu Âu sẽ không còn có thể nối lại mối quan hệ trước đây trong hoàn cảnh hiện nay.
Hungary đang xem xét điều chỉnh định nghĩa về tư cách thành viên trong NATO, để không phải tham gia các hoạt động bên ngoài lãnh thổ liên minh.
Ngày 28/9, người đứng đầu Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) Filippo Grandi cho biết hơn 50.000 người tại Lebanon đã chạy sang Syria, trong bối cảnh gia tăng các cuộc không kích của Israel vào các vị trí của phong trào Hồi giáo Hezbollah tại Lebanon