Hungary đang xem xét điều chỉnh định nghĩa về tư cách thành viên trong NATO, để không phải tham gia các hoạt động bên ngoài lãnh thổ liên minh.
"NATO là liên minh phòng thủ. Tuy nhiên, rõ ràng NATO đang dự tính có hành động bên ngoài lãnh thổ của mình và phát động cuộc chiến ngoài liên minh", Thủ tướng Victor Orban nói trên đài phát thanh quốc gia Kossuth ngày 24/5, dường như đề cập đến xung đột Ukraine.
Ông bày tỏ lo ngại các nước Tây Âu trong NATO đang nhìn nhận xung đột Ukraine - Nga cũng là cuộc chiến của châu Âu. Ông cũng cho rằng liên minh quân sự NATO đang can dự ngày một sâu hơn vào cuộc xung đột, trong đó có những tuyên bố gần đây về việc triển khai binh sĩ NATO đến Ukraine hay đánh chặn tên lửa Nga trên vùng trời Ukraine.
Thủ tướng Orban cho hay "đã có những ủy ban đặc biệt và nhóm công tác đang nghiên cứu cách thức để NATO tham gia xung đột Nga - Ukraine". Ông tái khẳng định lập trường phản đối ý tưởng NATO can thiệp xung đột và đang tìm phương án "định nghĩa lại" nghĩa vụ của Hungary trong liên minh.
"Các luật sư và quan chức chính phủ đang nỗ lực tìm cách để Hungary duy trì tư cách thành viên trong NATO mà không cần tham gia vào những hoạt động bên ngoài lãnh thổ của khối", ông nói.
Thủ tướng Orban cũng tiết lộ giới lãnh đạo NATO tại Brussels đã tạo ra khái niệm "thành viên không tham gia" để mô tả lập trường của Hungary đối với xung đột tại Ukraine.
Tuy nhiên, ông Orban cho rằng Hungary mới là nước duy nhất trong NATO đang tuân thủ đúng tinh chất phòng thủ của liên minh, thay vì liên tục đưa ra những tuyên bố và động thái "ủng hộ chiến tranh" như phương Tây.
Ông Orban được xem là lãnh đạo có lập trường thân thiện với Nga nhất trong các thành viên NATO. Chính trị gia 60 tuổi đã nhiều lần kêu gọi thành viên liên minh hạn chế can thiệp vào cuộc chiến tại Ukraine, ủng hộ thúc đẩy Kiev và Moskva đàm phán thay vì viện trợ vũ khí cho Ukraine và kéo dài xung đột.
Văn phòng chính phủ Hungary hôm 22/5 tổ chức họp báo chỉ trích các phát ngôn kêu gọi can thiệp quân sự vào Ukraine từ giới lãnh đạo châu Âu.
"Trong trường hợp muốn đưa quân đến Ukraine, NATO chỉ có thể đưa ra quyết định nếu có cơ chế cho phép Hungary hoàn toàn đứng ngoài cuộc", Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ Hungary Gergely Gulyas tuyên bố.
Thanh Danh (Theo Hirado, Hungary Today, TASS)
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 9/10.
Bắc Kinh lên án đám đông người hâm mộ quá khích truy đuổi các vận động viên giành huy chương Olympic, tuyên bố sẽ trấn áp vấn đề này.
Đến hẹn lại lên, thường là hai năm một lần, vào dịp cuối năm, Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị Ngoại giao và Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc nhằm tổng kết lại các thành tựu đối ngoại sau mỗi kỳ Hội nghị và đề ra phương hướng cho thời gian tới.
Trận sóng thần năm 2011 từng nhấn chìm 18 tiêm kích F-2 đắt tiền, buộc quân đội Nhật phải tăng cường biện pháp đề phòng khi xảy ra thiên tai.
Tướng Nga nhận định về thời gian phản công của VSU, Ngoại trưởng Mỹ lạc quan về bước tiến của Kiev… là một số tin tức đáng chú ý về tình hình Ukraine.
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 11/9.
Ukraine nói Nga mở cuộc tấn công lớn bằng tên lửa, gây ra nhiều tiếng nổ ở trung tâm thủ đô Kiev, lần đầu tiên trong gần hai tháng qua.
Ông Thaksin hoãn hồi hương, Pakistan sẽ giải tán Quốc hội, Tổng thống Niger cảnh báo hệ quả từ đảo chính… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Ngày 20/2, Bộ Kinh tế Argentina thông báo, người đứng đầu cơ quan này Luis Caputo đã có cuộc gặp với Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio tại thủ đô Buenos Aires.