Cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra bị truy tố vì cáo buộc có lời lẽ xúc phạm hoàng gia trong cuộc phỏng vấn với truyền thông Hàn Quốc năm 2015.
"Bộ trưởng Tư pháp đã quyết định truy tố ông Thaksin về mọi cáo buộc được đưa ra", Prayuth Bejraguna, phát ngôn viên của Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan, cho biết hôm nay, thêm rằng cựu thủ tướng sẽ phải ra hầu tòa vào ngày 18/6.
Cáo buộc ông Thaksin, 74 tuổi, xúc phạm hoàng gia, vi phạm luật khi quân được chính quyền quân sự Thái Lan đưa ra liên quan đến cuộc phỏng vấn của cựu thủ tướng Thái Lan với tờ Chosun Ilbo tại Seoul, Hàn Quốc hồi năm 2015. Trong cuộc phỏng vấn, ông Thaksin nói rằng các ủy viên Hội đồng Cơ mật, cơ quan gồm các cố vấn cho Quốc vương Thái Lan, ủng hộ cuộc đảo chính lật đổ em gái ông là bà Jingluck Shinawatra vào tháng 5/2014.
Chính quyền quân sự Thái Lan còn cáo buộc ông Thaksin vi phạm đạo luật về tội phạm máy tính, cùng các cáo buộc khác.
Luật sư của ông Thaksin cho biết thân chủ của mình không thể xuất hiện trong phiên điều trần ngày 29/5 do đang nhiễm Covid-19.
Ông Thaksin giữ chức thủ tướng Thái Lan từ năm 2001 nhưng bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự năm 2006. Ông sau đó rời đất nước, sống lưu vong từ năm 2008.
Ông về Thái Lan hồi tháng 8/2023 và bị bắt ngay sau đó. Ông bị kết án 8 năm tù vì tội lạm quyền, nhưng được hoàng gia Thái Lan ân xá xuống còn một năm tù.
Một ngày sau khi được trả tự do hồi tháng 2, ông Thaksin trình diện công tố viên Thái Lan để hợp tác điều tra về cáo buộc xúc phạm hoàng gia. Ông Prayuth Pecharakun tháng trước cho biết dù bị truy tố, ông Thaksin vẫn có thể xin tại ngoại trước khi bị xét xử.
Điều 112 bộ luật hình sự Thái Lan, hay còn gọi là luật khi quân, quy định rằng người có hành vi "phỉ báng, lăng mạ hoặc đe dọa vua, hoàng hậu, người thừa kế, hoặc quan nhiếp chính" sẽ bị phạt tù 3-15 năm. Ông Thaksin từng nhiều lần cam kết trung thành với hoàng gia.
Huyền Lê (Theo Reuters, AFP)
Chủ tịch Tập Cận Bình điện đàm với Tổng thống Putin, kêu gọi tăng cường hợp tác và chống lại 'các hành động can thiệp từ bên ngoài'.
Nhiều vùng chịu ảnh hưởng nặng bởi động đất ở Nhật Bản gần như bị cô lập, gây khó cho nỗ lực cứu hộ và thống kê thiệt hại.
Chiều 21/3, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã tiếp Chánh Văn phòng Tổng thống Botswana Lephimotswe Boyce Sebetela.
Ông Trump chuẩn bị rút Mỹ khỏi thỏa thuận khí hậu Paris; Canada cảnh giác cao độ vì người di cư chạy khỏi Mỹ
Theo Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet, việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm chính thức Pháp và tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 thể hiện sự coi trọng của Việt Nam với Cộng đồng Pháp ngữ cũng như quan hệ hai nước.
Ngày 11/6, tại New York, Hoa Kỳ, Việt Nam cùng các nước Nhóm nòng cốt thúc đẩy Nghị quyết 78/268 của Đại hội đồng Liên hợp quốc long trọng tổ chức các hoạt động lần đầu tiên kỷ niệm Ngày quốc tế Vui chơi.
Nhân dịp Đại sứ không thường trú các nước châu Phi vào Việt Nam tham dự Lễ trình Thư ủy nhiệm lên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, sáng 18/9 tại Nhà khách Chính phủ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã gặp và làm việc với đoàn nhằm tăng cường hợp tác kinh tế Việt Nam - châu Phi.
Câu chuyện dân số của châu Phi không hẳn mang lại cơ hội kinh tế cho Australia nhưng yếu tố địa chính trị lại là một câu chuyện khác.
Ngày 22-10, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ và có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Nhật Bản Iwaya Takeshi.