Ông Putin đã nhiều lần cảnh báo phương Tây về việc cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công Nga, nhưng chưa rõ liệu Điện Kremlin sẽ đáp trả ra sao.
Ngày 17-11, Hãng tin Reuters và tờ New York Times dẫn các nguồn thạo tin cho biết chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã quyết định cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa do Washington viện trợ để tấn công vào các mục tiêu quân sự ở Nga.
Động thái của ông Biden khiến công chúng đổ dồn sự chú ý về Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Chiều 18-11 (giờ Việt Nam), người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết nếu Washington cho phép Kiev sử dụng vũ khí do Mỹ viện trợ để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, thì điều này sẽ gây leo thang căng thẳng và làm tăng sự can dự của Mỹ vào cuộc xung đột Nga - Ukraine, theo Hãng tin Reuters
Đây không phải lần đầu tiên mà Nga đưa ra quan điểm về vụ việc trên. Ngược lại ông Putin đã nhiều lần đề cập đến vấn đề này trước đó.
Trong những tháng gần đây, Điện Kremlin luôn đưa ra thông điệp rất rõ ràng với phương Tây rằng các nước này “đừng làm vậy, đừng dỡ bỏ các hạn chế về việc sử dụng vũ khí tầm xa, đừng cho phép Kiev tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng những loại tên lửa này”, theo Đài BBC.
Hồi tháng 9, Tổng thống Putin từng cảnh báo rằng nếu kịch bản trên xảy ra, Matxcơva sẽ xem đây là “sự tham gia trực tiếp” của các nước NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) vào cuộc chiến Ukraine.
“Điều này đồng nghĩa rằng các nước NATO… đang chiến đấu với Nga”, ông Putin nhấn mạnh.
Đến tháng 10, nhà lãnh đạo Nga tiếp tục thông báo với thế giới rằng ông sắp đưa ra một vài thay đổi đối với học thuyết hạt nhân của Matxcơva, liên quan đến các điều kiện tiên quyết cho phép nước này sử dụng vũ khí hạt nhân.
Giới phân tích quốc tế cho rằng những động thái trên của Tổng thống Nga giống như một lời ẩn ý gửi tới Mỹ và đồng minh rằng họ không nên để Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công vào đất Nga.
Tuy nhiên việc dự đoán chính xác phản ứng của ông Putin chưa bao giờ dễ dàng. Giới quan sát chỉ có thể đưa ra một số suy đoán từ các dấu hiệu trước đó.
Vào tháng 6, khi báo giới hỏi liệu Nga sẽ phản ứng thế nào nếu Ukraine được trao cơ hội tấn công vào lãnh thổ nước này bằng vũ khí do phương Tây cung cấp, ông Putin đã trả lời rằng: “Trước tiên, tất nhiên là chúng tôi phải cải thiện hệ thống phòng không của mình. Chúng tôi sẽ phá hủy tên lửa của họ”.
Thứ hai, chúng tôi tin là nếu có ai đó cho rằng họ có thể cung cấp những loại vũ khí này đến một khu vực chiến sự để tấn công lãnh thổ Nga và gây ra vấn đề cho chúng tôi.
Thì tại sao nước Nga không thể cung cấp các loại vũ khí tương tự đến những khu vực khác trên thế giới, nơi chúng sẽ nhắm vào các khu vực nhạy cảm của những quốc gia đã làm vậy với Nga”.
Nói cách khác, quan điểm của Điện Kremlin là nếu Mỹ và đồng minh gây bất lợi cho Nga, thì nước này cũng có thể thực hiện những biện pháp đáp trả tương tự.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Đài BBC, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko - một trong những đồng minh thân cận nhất của ông Putin - đã xác nhận Điện Kremlin đang xem xét hình thức phản ứng theo hướng này.
“Phiến quân Houthi có thể đến gặp Tổng thống Putin và đề nghị ông ấy cung cấp hệ thống phòng thủ bờ biển, với khả năng thực hiện những cuộc tấn công khủng khiếp vào tàu thuyền.
Nếu ông ấy (Tổng thống Putin) trả thù các anh vì đã cung cấp vũ khí tầm xa cho ông Zelensky, bằng cách cung cấp hệ thống tên lửa Bastion cho nhóm Houthi thì sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu một tàu sân bay bị tấn công? Một tàu sân bay của Anh hoặc Mỹ chẳng hạn”, ông Lukashenko nói ẩn ý.
Tuy nhiên tất cả chỉ là suy đoán ban đầu. Hiện vẫn chưa rõ tính toán tiếp theo của ông Putin là gì, đặc biệt là trong bối cảnh nước Mỹ đứng trước cuộc chuyển giao quyền lực quan trọng như hiện nay.
Quyết định cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa của Tổng thống Biden đã gây ra phản ứng dữ dội trong lòng nước Nga, đến từ cả báo chí và giới chính trị.
"Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe Biden… đã đưa ra một trong những quyết định khiêu khích và thiếu tính toán nhất trong chính quyền của ông ấy, với nguy cơ gây ra hậu quả thảm khốc", tờ báo chính thức của Chính phủ Nga Rossiyskaya Gazeta bình luận vào sáng 18-11.
Mặt khác, tờ báo ủng hộ Điện Kremlin Komsomolskaya Pravda gọi quyết định của ông Biden là "sự leo thang có thể dự đoán được".
Nghị sĩ Leonid Slutsky - lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do Nga (LDPR) - dự đoán rằng động thái của Tổng thống Biden "chắc chắn sẽ dẫn đến sự leo thang nghiêm trọng, đe dọa gây ra những hậu quả nặng nề".
Trong khi đó Thượng nghị sĩ Nga Vladimir Dzhabarov gọi đây là "bước tiến chưa từng có hướng tới Thế chiến 3".
Bộ Quốc phòng Nga thông báo lực lượng nước này kiểm soát hai làng ở tỉnh Donetsk và tỉnh Kharkov, bước tiến mới trong loạt thắng lợi gần đây.
Quỹ Nobel lại gửi thư mời Đại sứ Nga và Belarus tham dự lễ trao giải vào tháng 12 năm nay. Thụy Điển nâng mức cảnh báo nguy cơ xảy ra tấn công khủng bố.
Phát ngôn viên không quân Ukraine cho biết nước này không thể tích trữ tên lửa phòng không phương Tây do sợ Nga phát hiện và tấn công kho đạn.
Tổng thống Nga Putin từng khẳng định, quân đội nước này cần tiến xa hơn nữa ở vùng Donbass.
Chính phủ Trung Quốc ra quyết định bổ nhiệm cựu chánh án Tòa án tối cao Macau Sầm Hạo Huy làm trưởng đặc khu hành chính này.
Trung Quốc cáo buộc Anh có những cáo buộc sai trái, 'kỳ thị bừa bãi' và bắt giữ tùy tiện đối với công dân nước này.
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 5/9.
Cuộc phỏng vấn của nhà báo Tucker Carlson với Tổng thống Nga được công bố, trong đó ông Putin khẳng định Nga không thể bại trận ở Ukraine.
Các nguyên thủ của EU và Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latinh-Caribe dự kiến sẽ thảo luận về biến đổi khí hậu, chuyển đổi số, cuộc chiến chống lại sự bất bình đẳng và nhiều vấn đề cùng quan tâm khác.