Các nguyên thủ của EU và Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latinh-Caribe dự kiến sẽ thảo luận về biến đổi khí hậu, chuyển đổi số, cuộc chiến chống lại sự bất bình đẳng và nhiều vấn đề cùng quan tâm khác.
Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel ngày 16/7 đã tới Brussels, Bỉ để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 3 giữa Liên minh châu Âu (EU) và Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe (CELAC), dự kiến diễn ra vào ngày 17 và 18/7 tới.
Theo phóng viên TTXVN tại Cuba, ông Diaz-Canel tuyên bố Cuba sẽ tham gia tích cực và với tinh thần xây dựng vì lợi ích của mối quan hệ chặt chẽ ở cả hai bờ Đại Tây Dương.
La Habana cũng sẽ nỗ lực giúp tăng cường quan hệ giữa EU và CELAC, trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng.
Tại cuộc gặp cấp cao lần này, các nguyên thủ của hai khối cộng đồng dự kiến sẽ thảo luận về biến đổi khí hậu, quá trình chuyển đổi số và cuộc chiến chống lại sự bất bình đẳng, bên cạnh nhiều vấn đề cùng quan tâm khác.
Đây sẽ là cuộc gặp thứ ba giữa các nhà lãnh đạo của cả hai liên minh khu vực và là cuộc gặp đầu tiên trong 8 năm qua.
Chủ tịch Cuba và các nhà lãnh đạo khác cũng có kế hoạch tham dự Hội nghị Thượng đỉnh các Dân tộc, diễn ra song song với Hội nghị thượng đỉnh EU-CELAC tại Brussels.
EU là đối tác thương mại hàng đầu của Cuba (chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất nhập khẩu) và là nguồn cung khách du lịch lớn thứ hai của Hòn đảo Tự do, chỉ sau Canada.
Cuba thiết lập quan hệ ngoại giao với EU vào ngày 29/9/1988 và có quan hệ ngoại giao đầy đủ với tất cả 27 quốc gia thành viên của khối này.
Hai bên cam kết tôn trọng lẫn nhau bất chấp các lệnh bao vây cấm vận. EU và Cuba duy trì các dự án hợp tác song phương trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực, năng lượng tái tạo, biến đổi khí hậu và hiện đại hóa nền kinh tế, góp phần vào sự phát triển của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tại đảo quốc Caribe này.
Hai bên cũng quan tâm đến hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ truyền thông, văn hóa và công nghệ sinh học.
EU cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Mỹ Latinh và Caribe, với gần 300 tỷ euro giá trị thương mại song phương giữa hai khu vực trong năm 2022.
EU hiện đang triển khai khoản đầu tư kéo dài tới năm 2027 vào khu vực này, dự kiến trị giá khoảng 10 tỷ euro.
Ðây là khoản đầu tư quốc tế nằm trong khuôn khổ chương trình Cổng Toàn cầu (Global Gateway), một sáng kiến của Ủy ban châu Âu (EC) nhằm cung cấp khoảng 300 tỷ euro cho các dự án phát triển bền vững, chủ yếu là chuyển đổi xanh và kỹ thuật số ở khu vực Mỹ Latinh và Caribe, châu Phi, châu Á-Thái Bình Dương./.
Tổng thống Zelensky xác nhận Ukraine đang đề nghị Pháp chuyển giao chiến đấu cơ Mirage 2000 cũ, dù Kiev từng chê mẫu tiêm kích này.
Ông Trump chọn Matt Gaetz, đồng minh hết mực trung thành, làm bộ trưởng tư pháp tương lai, dù ứng viên này gây nhiều tranh cãi ngay cả trong đảng Cộng hòa.
Tuyên bố chung của lãnh đạo Nga - Trung ủng hộ giải quyết xung đột tại Ukraine bằng đối thoại, nhưng nhấn mạnh cần 'loại bỏ nguyên nhân gốc rễ' khủng hoảng.
Tổng thống Biden khẳng định Mỹ sẽ không điều quân đến Ukraine, đồng thời ca ngợi sự vững mạnh của NATO.
Từng đòi cấm TikTok, ông Trump giờ đây phải tham gia mạng xã hội này để thu hút thêm cử tri trẻ, khi đối thủ đối thủ của ông đã làm như vậy.
Đại sứ Ito Naoki đề cao quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, cho rằng hai nước còn nhiều cơ hội hợp tác kinh tế và đào tạo nguồn lao động.
Một nhóm 6 phụ nữ, trong đó có 4 người Việt Nam, được cảnh sát Pháp giải cứu trong thùng xe tải đông lạnh, sau khi gửi tin nhắn nhờ...
Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc sau cuộc họp cấp Tư lệnh quân đoàn Trung Quốc-Ấn Độ lần thứ 18 được tổ chức tại điểm gặp gỡ biên giới Chushul-Moldo bên phía Trung Quốc ngày 25/4, có thể sẽ có bước đột phá trong tranh chấp giữa hai nước tại khu vực Ladakh.
Ngày 22-7, Đài Loan chính thức bắt đầu cuộc tập trận thường niên lớn nhất Hán Quang, với kịch bản giả định là hòn đảo bị Trung Quốc tấn công.