Tổng thống Nga tôn trọng các công ty vẫn tiếp tục làm ăn tại đây, nhưng sẽ có đánh giá khác với những bên "đóng sầm cửa" khi rời đi.
Gần đây, nhà đầu tư ngày càng kỳ vọng xung đột Nga - Ukraine sớm chấm dứt và Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt với Moskva. Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin còn chấp nhận đề xuất Nga - Ukraine ngừng tấn công hạ tầng năng lượng của nhau trong 30 ngày. Các thông tin này làm dấy lên khả năng doanh nghiệp phương Tây quay lại Nga.
Sau khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra tháng 2/2022, hơn 1.000 doanh nghiệp đã rời Moskva trong 3 năm qua. Một số bán tài sản tại đây hoặc chuyển giao việc quản lý cho các lãnh đạo hiện hành. Số khác từ bỏ hoàn toàn tài sản ở Nga. Các doanh nghiệp như Danone hay Carlsberg thậm chí bị sung công và bán tài sản.
Một số công ty, như hãng xe Renault, chuỗi đồ ăn nhanh McDonald’s hay hãng keo dán Henkel thì ký thỏa thuận rời đi, nhưng sau này có thể mua lại tài sản ở Nga. Dù vậy, điều khoản cụ thể không được tiết lộ.
Tuy nhiên, tại một sự kiện cho doanh nghiệp Nga tổ chức tại Moskva ngày 18/3, ông Putin cho biết đã yêu cầu chính phủ Nga rà soát kỹ các công ty phương Tây có thỏa thuận mua lại tài sản, nhằm đảm bảo xem xét kỹ từng trường hợp. Ông cho biết tôn trọng các doanh nghiệp vẫn tiếp tục làm việc với Nga, nhưng sẽ có đánh giá khác với những công ty "đóng sầm cửa" khi rời đi.
Các công ty ra đi vì sức ép chính trị và bán tài sản với giá tượng trưng sẽ không được mua lại tài sản với giá đó. "Và khi khoảng trống mà họ để lại được doanh nghiệp Nga lấp đầy, như chúng tôi thường nói đó, con tàu đã rời đi rồi", Tổng thống Nga phát biểu.
Từ tháng 6/2022, chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh thay thế thương hiệu McDonald's ở Nga đã bắt đầu hoạt động với tên gọi "Vkusno i tochka" (Ngon tuyệt, vậy thôi). Hai tháng sau đó, Nga khai trương thương hiệu cà phê Stars Coffee thay thế Starbucks. Tháng 4/2023, các cửa hàng KFC trước đây tại Nga mở cửa trở lại với tên Rostic’s.
Thống kê của Reuters tháng 3/2024 cho thấy doanh nghiệp phương Tây thừa nhận thiệt hại khoảng 107 tỷ USD vì rời Nga, gồm phần doanh thu bị mất. Kirill Dmitriev – Giám đốc quỹ đầu tư của chính phủ Nga RDIF thì cho biết chỉ riêng doanh nghiệp Mỹ đã mất 324 tỷ USD vì chấm dứt hiện diện tại Nga.
Cũng trong sự kiện hôm 18/3, ông Putin cảnh báo doanh nghiệp Nga rằng các lệnh trừng phạt của phương Tây với cá nhân và công ty Nga không phải là tạm thời. Kể cả khi được nới lỏng, rào cản khác vẫn có thể xuất hiện.
"Chúng ta không nên kỳ vọng vào sự tự do hoàn toàn trong thương mại, thanh toán và dòng vốn. Các đối thủ sẽ luôn muốn làm suy yếu và kìm hãm chúng ta", ông giải thích. Theo thống kê của Bộ Tài chính Nga, nước này hiện chịu hơn 28.500 lệnh trừng phạt.
Sau 3 năm xung đột, kinh tế Nga không sụp đổ như các dự báo đầu năm 2022. Năm ngoái, GDP nước này tăng 4,1%, nhỉnh hơn dự báo và cao hơn mức 3,6% hồi 2023. Năm 2022, tăng trưởng kinh tế của Nga chỉ giảm 2,1% - thấp hơn nhiều so với dự báo lên tới 10-15% đầu chiến sự.
Tuy nhiên, nền kinh tế này cũng chịu nhiều thiệt hại. Hoạt động di cư và tuyển dụng liên quan đến chiến sự khiến Nga thiếu lao động vài năm qua. Tỷ lệ thất nghiệp tại đây hiện ở mức thấp kỷ lục là 2,3%.
Hà Thu(theo Reuters, CNN)
Cơ cấu tổ chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 cơ quan thuế tỉnh, thành phố; 350 tổ chức thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Theo đó, kể từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026, Bộ Tài chính quy định miễn phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực quy định tại Biểu mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực ban hành đối với trường hợp cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực do thay đổi địa chỉ trụ sở chính khi thực hiện sửa đổi, bổ sung giấy phép do sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp. Bên cạnh đó, 46 khoản phí, lệ phí sẽ được giảm 50%...
Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn có Tờ trình số 161/TTr-UBND gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đề xuất xem xét, giao cho UBND tỉnh Thái Nguyên (mới) làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư dự án đường bộ cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng. Dự án đường bộ cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng là dự án nhóm A, công trình cấp I, có tổng chiều dài tuyến khoảng 87,30 km. Trong đó, đoạn qua tỉnh Bắc Kạn dài khoảng 58,75 km, đoạn qua tỉnh Cao Bằng dài khoảng 28,55 km. Tuyến...
Lực lượng chức năng phát hiện số lượng lớn hàng hóa đang được phân loại, livestream bán hàng và chuẩn bị vận chuyển giao cho khách, gồm hơn 3.000 sản phẩm không rõ nguồn gốc.
Baldío là nhà hàng đầu tiên không dùng thùng rác ở Mexico, họ tận dụng cả đồ ăn thừa của thực khách, thay vì bỏ đi và thải khí “siêu ô nhiễm” gấp 25 lần CO2.
Công ty Điện lực Đắk Nông đề ra kế hoạch thực hiện chuyển đổi số trong tất cả lĩnh vực như quản trị, kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, đáp ứng xu thế cách mạng công nghiệp 4.0.
Ngày 19/8/2025, cây cầu Trần Hưng Đạo – biểu tượng giao thông mới nối trung tâm Hà Nội với khu vực phía Đông Thủ đô – sẽ chính thức khởi công. Với tổng mức đầu tư gần 16.000 tỷ đồng, dự án không chỉ hứa hẹn thay đổi diện mạo giao thông mà còn được kỳ vọng sẽ tạo nên sự sôi động cho thị trường bất động sản tại quận Long Biên. Dự án cầu Trần Hưng Đạo là một trong những công trình hạ tầng trọng điểm của Hà Nội, được kỳ vọng sẽ giảm tải giao thông...
Đại biểu Tám dẫn chứng: Năm 2023, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện và xử lý 22.251 vụ vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Năm 2024, con số này là 47.135 vụ. Và đến năm 2025, chỉ sau 4 tháng đầu năm, các địa phương đã bắt giữ và xử lý hơn 30.000 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 4.892 tỷ đồng, khởi tố hình sự 1.450 vụ và hơn 2.100 đối tượng. “Tình hình đó cho thấy việc sản xuất, buôn bán, vận chuyển hàng giả,...
Khánh Hòa - Chủ quán sinh tố bất ngờ vì lần đầu có khách đề nghị xuất hóa đơn cho 2 ly sinh tố. Đến nay, cũng không có ai...