Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Medvedev nói rằng CEO Telegram đã tính toán sai lầm khi rời Nga để tới nước khác, dẫn đến bị bắt tại Pháp.
"Từ cách đây rất lâu, tôi từng hỏi Pavel Durov về lý do anh ta không muốn hợp tác với các cơ quan hành pháp Nga trong những vụ án nghiêm trọng. Durov đáp rằng 'đó là lập trường nguyên tắc của tôi'. Sau đó tôi cảnh báo rằng anh ta sẽ gặp vấn đề nghiêm trọng ở mọi quốc gia", Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev viết trên Telegram hôm nay, đề cập nhà sáng lập kiêm CEO ứng dụng nhắn tin Telegram.
Pavel Durov, 39 tuổi, sinh ra tại thành phố Saint Petersburg của Nga, có quốc tịch Nga, Pháp, UAE, Saint Kitts và Nevis (quốc gia vùng Caribe). Ông sáng lập Telegram vào năm 2013, đặt trụ sở tại Dubai. Durov rời Nga vào năm 2014 sau khi từ chối tuân thủ yêu cầu của chính phủ Nga về việc đóng cửa các cộng đồng đối lập trên mạng xã hội VK cũng do ông sáng lập nhưng đã bán lại.
Ông bị bắt tại sân bay Paris-Le Bourget, ngoại ô thủ đô Paris, Pháp, tối 24/8 sau khi đến đây từ Azerbaijan bằng máy bay riêng, theo lệnh bắt tại Pháp trong khuôn khổ một cuộc điều tra sơ bộ của cảnh sát.
Ông Medvedev nói rằng Pavel Durov quyết định ra nước ngoài vì nghĩ Nga là nơi gây ra những vấn đề lớn nhất với mình.
"Anh ta muốn trở thành người đàn ông toàn cầu, có thể sống sung sướng mà không cần quê hương. Durov đã tính toán sai lầm. Những kẻ thù chung vẫn coi anh ta là người Nga, là kẻ nguy hiểm và khó đoán, khác với Elon Musk hay Mark Zuckerberg, những người luôn chủ động hợp tác với Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI). Durov cần hiểu rằng không ai có thể lựa chọn quê hương", ông Medvedev cho hay.
Đại sứ quán Nga tại Pháp hôm nay đã yêu cầu được tiếp xúc lãnh sự với Durov và kêu gọi Paris bảo đảm quyền của CEO Telegram. Cơ quan này cũng chỉ trích giới chức Pháp "né tránh liên lạc" liên quan tới tình hình của Durov, thêm rằng các nhà ngoại giao của Moskva đã liên hệ với luật sư của ông.
Trước khi bị bắt, Durov cho hay một số chính phủ đã tìm cách gây sức ép với ông, nhưng khẳng định ứng dụng Telegram vẫn sẽ duy trì là "nền tảng trung lập" chứ không phải "công cụ địa chính trị".
OFMIN, cơ quan chịu trách nhiệm ngăn chặn bạo lực chống lại trẻ vị thành niên của Pháp, phát lệnh bắt Durov với cáo buộc Telegram không có đủ người kiểm duyệt, thiếu hợp tác với chính quyền.
Cảnh sát Pháp tin rằng tình trạng trên cùng các tính năng mã hóa của Telegram đã tạo điều kiện cho hoạt động tội phạm diễn ra mà không bị ngăn chặn, khiến Durov có thể bị coi là đồng phạm trong các hoạt động buôn bán ma túy, bạo lực mạng, gian lận, tội phạm có tổ chức, kích động khủng bố...
CEO Telegram dự kiến ra tòa trong ngày 25/8, đối mặt án tù lên đến 20 năm.
Tỷ phú Mỹ Elon Musk lên án vụ Pháp bắt Durov, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận và phản đối cách tiếp cận của châu Âu.
Musk liên tục chia sẻ video những phát biểu của CEO Telegram kèm hashtag #Trả tự do cho Durov. Ông cũng chia sẻ lại bài đăng của một người dùng X có tiêu đề "Pháp ủng hộ tội phạm, chống lại tự do".
Telegram, đặc biệt có ảnh hưởng ở Nga, Ukraine và các nước cộng hòa từng thuộc Liên Xô, được xếp hạng là một trong những mạng xã hội lớn sau Facebook, YouTube, WhatsApp, Instagram, TikTok và Wechat. Telegram hiện có 900 triệu người dùng và đặt mục tiêu đạt một tỷ trong năm tới.
Sau khi Nga phát động chiến dịch tại Ukraine vào năm 2022, Telegram trở thành nền tảng chính để cả Nga và Ukraine đăng tải nội dung về cuộc xung đột và tình hình chính trị liên quan.
Vũ Anh (Theo TASS, Reuters)
Nỗi bất mãn về cuộc sống quá căng thẳng và niềm thất vọng về các bê bối của chính quyền khiến người trẻ Hàn Quốc không mặn mà với bầu cử.
Binh sĩ Nga đang sử dụng pháo tự hành 2S5 Giatsint-S ở miền đông Ukraine thì khí tài bất ngờ nổ tung, có thể do bị tập kích.
Tối 29/8, tại thành phố Ekaterinburg, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Ekaterinburg đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm lần thứ 79 Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024).
Phái đoàn bao gồm khoảng 160-170 quan chức và chuyên gia từ nhiều bộ, tổ chức chính phủ và khu vực tư nhân ở Nga dự kiến sẽ đến Tehran vào ngày mai, 26/2.
Em gái ông Kim Jong-un chỉ trích việc các thành viên Hội đồng Bảo an lên án vụ phóng vệ tinh của Bình Nhưỡng, cho rằng điều này vi phạm quyền của Triều Tiên.
Xung đột Nga - Ukraine, Tổng thống Putin lái máy bay siêu thanh lớn nhất lịch sử hàng không, ông Zelensky nói khủng hoảng với Moscow phải chấm dứt theo điều kiện của Kiev, chiến sự Israel-Hamas, hỏa hoạn ở Tây Ban Nha… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.
Binh sĩ Hàn Quốc triển khai ở làng đình chiến Panmunjom được mang súng trở lại, đáp trả động thái tương tự của Triều Tiên.
Ngày 9/7, một phái đoàn huấn luyện quân sự tinh nhuệ của Triều Tiên đã lên đường thăm Nga.
Ngày 6/9, Ấn Độ và Maldives đã tổ chức vòng thứ 5 Đối thoại hợp tác quốc phòng, trong khi đó, New Delhi thông báo đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-4.