Tổng thống Macron kêu gọi các nước EU ngừng mua tên lửa, tiêm kích Mỹ, ưu tiên khí tài châu Âu để tăng năng lực sản xuất vũ khí khu vực.
"Tôi muốn thuyết phục những nước châu Âu đã quen mua vũ khí từ Mỹ. Những nước nào đang mua lá chắn tên lửa Patriot có thể đổi sang hệ thống thế hệ mới SAMP/T do Pháp - Italy phát triển. Những nước đã mua tiêm kích F-35, chúng tôi đề xuất chiến đấu cơ Rafale thay thế", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu trong cuộc phỏng vấn cuối tuần trước.
Ông lập luận rằng các nước châu Âu phải thay đổi tư duy trong mua sắm quốc phòng, từ "ưu tiên hàng Mỹ" sang đặt mua vũ khí do các đối tác trong châu lục sản xuất, qua đó giúp tăng sản lượng quốc phòng toàn khu vực.
Paris đang đề nghị các tập đoàn quốc phòng nước này cải cách thủ tục và tìm phương án giảm chi phí đầu vào, từ đó hạ giá vũ khí Pháp để trở thành lựa chọn hấp dẫn hơn.
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), trụ sở tại Thụy Điển, Pháp đang là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. Tổng giá trị xuất khẩu vũ khí Pháp tăng khoảng 47% giữa hai giai đoạn 2014-2018 và 2019-2023, phần lớn là bán sang các nước châu Á và Trung Đông.
Trong khi đó, các nước châu Âu lại tăng cường mua vũ khí từ Mỹ. SIPRI cho biết châu Âu đã vượt qua Trung Đông trở thành khu vực mua vũ khí lớn nhất từ Mỹ giai đoạn 2020-2024, trong đó có các tiêm kích tàng hình F-35.
"Nhập khẩu từ Mỹ đã tăng lên và các nước NATO ở châu Âu đã có gần 500 chiến đấu cơ, trong khi tiếp tục đặt thêm nhiều vũ khí từ Mỹ", Pieter Wezeman, nhà nghiên cứu cấp cao của chương trình chuyển giao vũ khí thuộc SIPRI, cho biết.
Tuy nhiên, một số cựu chuyên gia và quan chức Đức ngày 8/3 tuyên bố tiêm kích tàng hình F-35 do Mỹ chế tạo có "công tắc ẩn", cho phép Washington vô hiệu hóa chúng từ xa. Một số hãng truyền thông tại Bỉ, Thụy Sĩ và Anh cũng đề cập "công tắc ẩn" trên F-35, sau khi xuất hiện thông tin phi đội F-16 Ukraine đã ngừng hoạt động vì thiếu hỗ trợ từ Mỹ.
Dù Mỹ lên tiếng bác bỏ, các nước châu Âu ngày càng lo ngại về nguy cơ phụ thuộc vào vũ khí Mỹ giữa chính sách đối ngoại ngày càng khó đoán của Tổng thống Donald Trump. Bộ Quốc phòng Bồ Đào Nha hồi tháng 3 quyết định từ bỏ kế hoạch mua F-35 để thay thế phi đội tiêm kích F-16 sắp hết niên hạn, do lo ngại nguy cơ Mỹ áp đặt hạn chế về vận hành, bảo trì, nguồn cung phụ tùng.
Thanh Danh (Theo Politico, EurAsia Times)
Trường Đại học Nữ sinh Sookmyung hủy bằng thạc sĩ của cựu đệ nhất phu nhân Hàn Quốc Kim Keon-hee với lý do gian lận trong luận văn tốt nghiệp.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 27/6.
Mỹ triển khai một số oanh tạc cơ B-2 'trống giong cờ mở' bay về hướng tây để đánh lạc hướng, trong lúc phi đội chính lặng lẽ hướng về phía đông để tập kích Iran.
Tối 17/6 (giờ địa phương), Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) ở Alberta (Canada) đã bế mạc.
Ông Trump đăng tin nhắn của Tổng thư ký NATO lên mạng xã hội Truth Social, trong đó ông Rutte ca ngợi 'hành động quyết đoán' của Tổng thống Mỹ tại Iran.
Ngày 24/6, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo đã phát hiện các quả tên lửa được phóng từ Iran về phía nước này chỉ vài giờ sau khi hai bên tuyên bố đạt được thỏa thuận ngừng bắn.
Ông Hun Sen cho biết một quan chức Campuchia 'trong lúc tức giận' đã rò rỉ cuộc điện đàm của ông với Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn, khiến tình bạn với gia tộc Shinawatra đổ vỡ.
Ngày 17/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Kuwait chủ trì cuộc họp đầu tiên của Ủy ban ASEAN tại Kuwait (ACK) trong nhiệm kỳ Chủ tịch của Việt Nam.
Nga thử nghiệm hệ thống điều khiển từ xa, cho phép binh sĩ ở Moskva trực tiếp lái drone cáp quang tại mặt trận Ukraine, cách họ gần 800 km.