Ông Biden hứng chỉ trích từ Papua New Guinea vì ám chỉ chú ruột bị ăn thịt trong vụ rơi máy bay ở khu vực này 80 năm trước.
Trong buổi viếng đài tưởng niệm cựu binh Mỹ ở Pennsylvania tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden hai lần nói rằng Mỹ không tìm thấy hài cốt của chú ruột ông là Ambrose J. Finnegan, sau khi máy bay rơi gần đảo New Guinea năm 1944 bởi "nơi đây từng có nhiều bộ tộc ăn thịt người".
Phát ngôn của ông Biden đã khiến nhân viên truyền thông của Nhà Trắng bối rối. Theo dữ kiện chính thức từ Cơ quan Thống kê Tù binh chiến tranh (POW) và Quân nhân mất tích khi làm nhiệm vụ (MIA) trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, máy bay chở thượng úy Finnegan "lao xuống biển, không rõ nguyên nhân" ngoài khơi đảo New Guinea. Năm đó, ông Biden mới một tuổi.
Văn phòng Thủ tướng Papua New Guinea James Marape ngày 22/4 ra tuyên bố phản đối việc gắn đảo quốc Thái Bình Dương với hành vi ăn thịt người. Papua New Guinea gồm phía đông của đảo New Guinea và hơn 600 hòn đảo lân cận.
"Tổng thống Biden có thể đã lỡ lời nhưng đất nước tôi không đáng bị gắn mác như thế", ông Marape nói.
Tập tục ăn thịt người được ghi nhận ở các bộ lạc trong vùng hẻo lánh ở khu vực này vào giữa thế kỷ 20. Tuy nhiên, Papua New Guinea (PNG) đã cố gắng xóa bỏ định kiến này trong những năm gần đây và phát ngôn của ông Biden bị người dân quốc gia này chỉ trích.
"PNG không đáng bị coi là kẻ ăn thịt người bởi quá khứ trước đây. Chúng tôi là một phần của nền văn minh nhân loại", một người bình luận trên mạng xã hội X. "Ông ấy đang nói về cái quái gì thế?", một người khác ở thủ đô Port Moresby của PNG nhận xét.
Bộ trưởng Ngoại giao PNG Justin Tkatchenko cảnh báo "nhận xét thiếu hiểu biết" của ông Biden có thể làm suy yếu quan hệ hai nước, mối quan hệ vốn đang thắt chặt trong những năm gần đây khi Washington cạnh tranh ảnh hưởng với Bắc Kinh tại khu vực địa chiến lược ở Thái Bình Dương.
"Những lời nhận xét sai sự thật rõ ràng của Tổng thống Mỹ đương nhiệm là điểm trừ trong mối quan hệ song phương", Tkatchenko nói.
Theo Đài tưởng niệm Chiến tranh Australia, hàng chục nghìn bình sĩ trong đó có 7.000 lính Mỹ, đã chết tại New Guinea trong các trận giao tranh ác liệt giữa Nhật Bản và lực lượng Đồng minh trong Thế chiến II. Nhiều người vĩnh viễn nằm lại nơi đây và không thể tìm thấy hài cốt.
Đại sứ quán Mỹ tại PNG ngày 24/4 bày tỏ Mỹ "luôn tôn trọng con người và văn hóa Papua New Guinea, cam kết tăng cường mối quan hệ tôn trọng giữa hai nền dân chủ".
Hồng Hạnh (Theo CNN)
Vũ khí viện trợ Ukraine xuất hiện ở…chợ đen, Indonesia hối thúc chấm dứt bạo lực ở Myanmar… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Ấn tượng trước quảng cáo về 'việc nhẹ lương cao' tại Nga, nhiều công dân Ấn Độ ứng tuyển và cuối cùng nhận ra mình bị đưa đến chiến trường Ukraine.
Ngày 7/7, truyền thông nhà nước Iran đưa tin Tổng thống đắc cử Masoud Pezeshkian sẽ tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội vào đầu tháng 8.
Trưa 15-7 giờ địa phương, qua nửa đêm ngày 16-7 giờ Việt Nam, Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng hòa (RNC) chính thức khai mạc tại thành phố Milwaukee, bang Wisconsin và kéo dài đến 18-7.
Xung đột Nga - Ukraine, Tổng thống Putin nhắc tới “kẻ thù” của Moscow, chiến sự Israel - Hamas tại Dải Gaza, đánh bom đẫm máu ở Iran, cháy máy bay và động đất ở Nhật Bản… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga cho biết phương Tây đã đưa ra quyết định về việc có cho phép Ukraine tấn công tầm xa vào Nga hay không.
458 người xuất hiện tình trạng tiêu chảy, nôn mửa sau khi một nhà nghỉ truyền thống tại Oita bị nghi sử dụng nước suối nhiễm norovirus để chế biến món ăn.
Thủ tướng Hungary Orban cho rằng các kế hoạch của NATO nhằm can dự sâu hơn vào chiến sự Ukraine khiến liên minh tiến gần hơn tới chiến tranh.
Một trận động đất mạnh khoảng 7,2 độ xảy ra gần khu vực biên giới Tân Cương của Trung Quốc và Tajikistan vào khoảng 8h37 sáng 23-2 (giờ địa phương).