Chung cư mini mọc lên san sát trong các ngõ, ngách lớn, nhỏ tại Hà Nội.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc chung cư mini đua nhau "mọc" lên tại các ngõ nhỏ, ngách nhỏ giao cắt, đan xen dày đặc nhà cao tầng đang đẩy mối nguy hỏa hoạn về phía người thuê.
Nơm nớp lo nguy cơ cháy nổ
Ngay sau vụ hỏa hoạn kinh hoàng xảy ra rạng sáng 13/9 tại chung cư mini nằm sâu trong ngõ 29 Khương Hạ (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội), nhiều cư dân sinh sống ở những chung cư mini khác cảm thấy hoang mang, lo lắng cho sự an toàn của chính mình.
Len lỏi qua con hẻm nhỏ, ngoằn nghoèo trên phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, Hà Nội, anh Mạnh Tuấn (quê Nghệ An) dẫn PV tới tòa chung cư mini nơi anh thuê trọ. Quan sát đoạn đường đi vào sâu hun hút chừng 3 km so với mặt đường, chiều rộng chỉ vừa hai xe máy di chuyển, có muốn quay đầu xe cũng khó, anh Tuấn ái ngại nói: "Nếu bây giờ không may có sự cố hỏa hoạn xảy ra thì không biết việc ứng cứu qua địa hình này sẽ như thế nào, khi mà lối đi vào quá xa và chật hẹp, tôi thực sự lo lắng.
Biết là thế và tuy chung cư mini giờ không thiếu nhưng với mức giá hợp túi tiền thì chủ yếu chỉ ở sâu trong ngõ ngách như thế này mà thôi. Vì nhiều lý do nên đành thuê chứ ngày nào tôi cũng thấy lo lắng. Chắc sau vụ hỏa hoạn thương tâm tại Khương Đình, tôi phải tìm chỗ ở khác thoáng đãng, rộng rãi và an toàn hơn".
Chỉ vào các tòa nhà chung cư mini san sát nhau, đan xen dày đặc, anh Tuấn than khu phố ngày càng trở nên ngột ngạt, bí bách và đông đúc, ồn ào, làm tăng nguy cơ mất an toàn cho người dân.
"Bạn thử tưởng tượng, với những tòa chung cư lớn, cư dân tuy đông nhưng họ có không gian rộng lớn, việc kiểm soát cũng bài bản, chặt chẽ hơn, cơ sở vật chất và hạ tầng đầy đủ. Còn các chung cư mini thì chỉ có cảnh đất chật người đông, không gian chật chội, cũng không có ban quản trị hay bộ phận quản lý dân cư chuyên nghiệp. Thông thường chỉ có một vài bảo vệ, thậm chí có nơi không có, mọi người tự nhìn nhau mà sống, có gì không giải quyết được thì báo với chủ đầu tư. Như thế thì làm sao bảo vệ được sự an toàn của người thuê.
Càng nhiều người sinh hoạt trong môt không gian chật chội thì nguy cơ mất an toàn càng cao. Ví dụ, chỉ một người có hành động vô ý thức cũng có thể gây hậu quả khôn lường cho cả cộng đồng.", anh Tuấn nói thêm.
Chị Thu Hà (32 tuổi, đang sống tại một căn hộ chung cư mini trên phố Triều Khúc, quận Thanh Xuân) cho biết: “Ở khu vực này, rất nhiều tòa chung cư mini, tòa nào cũng có đến mấy chục căn hộ nhưng hạ tầng cơ sở cho việc phòng cháy chữa cháy (PCCC) thì rất sơ sài, nhiều nơi thậm chí không có. Hầu như chủ nhà nào cũng làm qua quýt cho xong, trong khi người thuê lại ít coi trọng vấn đề này”.
Chung cư mini chị Hà thuê tuy mới xây, khá khang trang, sạch đẹp, có thang máy, với đầy đủ các trang thiết bị bên trong căn hộ nhưng mỗi tầng chỉ có vỏn vẹn một hoặc hai bình cứu hỏa mini được cư dân gọi đùa là "đồ trang trí" cho hợp lệ. “Nếu chẳng may có rủi ro về cháy nổ thì chắc chắn số lượng bình cứu hỏa ít ỏi này chẳng thấm vào đâu. Chúng tôi phải luôn dặn nhau cùng cẩn thận, ý thức hơn trong sinh hoạt mà thôi. Tuy vậy, đó vẫn là mối lo khiến chúng tôi canh cánh mỗi ngày.
Sau sự cố hỏa hoạn vừa xảy ra tại chung cư mini ở ngõ 29 Khương Hạ chắc chắn chúng tôi sẽ phải yêu cầu quyết liệt hơn để chủ đầu tư trang bị thêm vật dụng phòng cháy chữa cháy”, chị Hà nói.
Cũng chia sẻ về mối lo này, chị Trần Hương, sinh sống tại chung cư mini ở khu Khương Trung (quận Thanh Xuân) thông tin, mỗi tầng tại tòa chung cư mini chị sống đều có một hộp cứu hỏa. Trong mỗi hộp có hai bình cứu hỏa cỡ lớn được trang bị sẵn phòng ngừa hỏa hoạn. Tuy nhiên, cư dân tại đây chưa từng được tập huấn về cách sử dụng chúng ra sao. Chưa kể, tòa nhà lại nằm ở cuối một con hẻm, vô cùng chật chội. Nếu sự cố xảy ra thì việc ứng cứu là rất khó khăn.
“Trước đây nhà còn có bảo vệ, lúc nào cũng mở rộng cửa 24/24. Bây giờ để tiết kiệm chi phí, chủ nhà không thuê bảo vệ nữa mà thay bằng khóa cửa vân tay. Cánh cửa bây giờ chỉ rộng để vừa lọt một chiếc xe máy đi qua. Nếu mà xảy ra cháy, trong cơn hoảng loạn mọi người trong nhà chen nhau chạy ra còn khó, đừng nói người ngoài vào hỗ trợ dập lửa", chị Hương lo lắng.
Chị Hương còn chỉ vào những "chuồng cọp" ở tòa chung cư mini gần đó và cho biết, thực trạng cơi nới để tận dụng không gian đang được khá nhiều chung cư mini áp dụng. Điều này gây mất an toàn cho những người đang ở trong đó và cả những hộ xung quanh.
Trong vai người thuê chung cư mini, PV hỏi nhiều môi giới bất động sản và được biết, hầu hết chủ đầu tư của chung cư mini chưa chú trọng đến việc PCCC cho căn hộ, nếu có trang bị thì cũng rất sơ sài và không có ai kiểm soát điều này. Trong khi đó, khách thuê nhà thì lại quan tâm đến giá cả, cơ sở vật chất bên trong căn hộ nhiều hơn, ví dụ căn hộ đó có rộng không, đầy đủ vật dụng sinh hoạt không...
Liên tiếp xảy ra cháy chung cư mini
Rạng sáng 13/9, một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng đã xảy ra tại ngôi nhà 10 tầng ở số 37 trong ngõ 29/70 phố Khương Hạ (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội). Đây là căn nhà được thiết kế 10 tầng có khoảng 45 phòng chủ yếu là các hộ gia đình và sinh viên; trong đó có: 1 tầng hầm để xe, 8 tầng căn hộ và 1 tầng tum. Mỗi tầng căn hộ tại chung cư mini Khương Hạ được thiết kế với 5 căn hộ. Diện tích căn hộ từ 35 - 56m2.
Hàng trăm cảnh sát PCCC&CNCH trong quá trình làm nhiệm vụ đã khá vất vả, do ngôi nhà xảy ra hỏa hoạn nằm sâu trong hẻm, gây khó khăn trong công tác cứu hộ cứu nạn.
Đến 5h ngày 13/9, theo thống kê sơ bộ, lực lượng chức năng của Hà Nội đã cứu hộ thành công trên 70 người dân, đưa đi cấp cứu 54 người, trong đó có người đã tử vong.
Trước đó, vào tháng 3 năm nay, cũng tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân xảy ra vụ cháy chung cư mini tại số 315 Vũ Tông Phan khiến hơn 170 người đang sinh sống tại tòa nhà này phải tháo chạy tán loạn.
Theo nhiều cư dân, chung cư này được xây dựng từ rất lâu với chức năng là tòa nhà hỗn hợp và khi hoàn thành chủ đầu tư đã bán từng căn hộ cho người có nhu cầu, tuy nhiên tầng lửng vẫn do chủ đầu tư quản lý. Thời điểm xảy ra vụ cháy, tầng lửng được cho thuê lại để kinh doanh ăn uống mặc cho hơn 170 cư dân sinh sống tại đó phản đối quyết liệt.
Thời điểm tháng 5/2023, một vụ cháy cũng xảy ra tại tầng 3 của một chung cư mini trong ngách 20, ngõ 426 Đường Láng (quận Đống Đa) khiến nhiều cư dân vội vã tháo chạy. Nguyên nhân ban đầu của vụ cháy là do chập điện bình nóng lạnh.
Cuối tháng 10/ 2022, vụ cháy chung cư mini ở ngõ 132 Cầu Giấy (quận Cầu Giấy) đã khiến lực lượng chức năng phải điều động 4 xe chữa cháy cùng hơn 20 cán bộ, chiến sĩ tới hiện trường dập lửa, giải cứu 11 người.
Cũng tại quận Cầu Giấy, hồi tháng 11/2019, nhiều người dân trên phố Trung Kính, cũng được phen hoảng hồn khi thấy khói lớn kèm lửa bốc lên từ tầng 8 toà nhà chung cư mini. Thời điểm ấy, ngọn lửa bùng lên dữ dội sau đó có dấu hiệu lan sang những toà nhà bên cạnh.
Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng yêu cầu các nhà máy thủy điện duy trì dòng chảy, đảm bảo cảnh quan quần thể Khu du lịch thác Bản Giốc, đặc biệt là trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 sắp tới.
Chùm 3 bài “Công ty Việt Nam tại Lào gắn kết tình hữu nghị” của nhóm phóng viên TTXVN tại Vientiane phản ánh sự 'thay da đổi thịt' tại những địa phương mà các công ty Việt Nam đầu tư.
Trước đó, ngày 25/3, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Vãn Mãi chủ trì cuộc họp Tổ công tác giải quyết vướng mắc liên quan đến dự án Xây dựng Trung tâm thể dục thể thao Phan Đình Phùng. Sau khi nghe báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư (Tổ trưởng Tổ công tác), Sở Văn hóa và Thể thao; ý kiến của thành viên Tổ Công tác; Chủ tịch UBND TP HCM giao Sở Kế hoạch và ...
Đơn vị chức năng vừa có đề xuất với lãnh đạo TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa về việc đầu tư gần 370 tỷ đồng để đấu nối tuyến đường lớn, 2 chiều, hiện đang bị tắc nhiều điểm ở trung tâm thành phố.
Theo bà Nguyễn Thị Huệ, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Thanh Hà, thời tiết đầu vụ vải khá thuận lợi cho cây vải phân hóa mầm hoa nên tỷ lệ vải ra hoa đạt trên 90%, dự báo vụ vải năm nay được mùa.
Ngày 21/12, thành phố Phúc Yên (Vĩnh Phúc) đã tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm tái lập thị xã (nay là thành phố) và 65 năm Ngày Bác Hồ về thăm.
TPHCM - Hiệp hội Bất động sản TPHCM vừa có kiến nghị về việc bổ sung quy định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng là giá đất cụ...
Trong hơn một thập kỷ, giới chức Trung Quốc hỗ trợ mạnh tay cho ngành xe điện, bằng cả biện pháp tiền tệ và phi tiền tệ.
Không có tài sản thế chấp thì khó vay Tại hội thảo 'Khơi thông nguồn vốn ra thị trường' tổ chức ở TP.HCM ngày 5/4, các chuyên gia, nhà quản lý đều thừa nhận, việc khơi thông nguồn vốn như mở “mạch máu” cho nền kinh tế quốc gia. Bà Tô Thị Tường Lan, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, tính đến cuối năm 2023 có khoảng 40% doanh nghiệp thủy sản không còn tài sản...