Núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền đông Indonesia phun trào lúc nửa đêm, khiến 10 người tử vong và thiêu rụi nhiều ngôi nhà.
Ngọn núi lửa đôi Lewotobi Laki-Laki, cao hơn 1.700 m, nằm trên đảo du lịch nổi tiếng Flores, miền đông Indonesia, phun trào đêm 3/11, rạng sáng 4/11, tạo ra những quả cầu lửa thiêu rụi nhiều ngôi nhà xung quanh và khiến ít nhất 10 người thiệt mạng.
Núi lửa còn phun lớp tro bụi bao phủ các khu vực lân cận, khiến chính quyền địa phương phải sơ tán người dân ở một số làng. Giới chức cũng nâng mức cảnh báo núi lửa lên cấp cao nhất, yêu cầu người dân địa phương và cả du khách tránh xa khu vực có bán kính 7 km từ miệng hố phun trào.
Abdul Muhari, phát ngôn viên cơ quan ứng phó thiên tai Indonesia (BNPB), cho biết ngoài 10 người thiệt mạng, vụ phun trào núi lửa cũng khiến hơn 10.000 người chịu ảnh hưởng. Ông cho biết đang thống kê số người dân đi sơ tán, nhưng chưa có ai trình báo người thân mất tích.
Những ngôi nhà gần nơi núi lửa phun trào đang bị lớp tro bụi dày bao phủ, trong khi nhiều ngôi nhà đổ sập vì nham thạch từ núi lửa bắn ra.
"Tôi đang ngủ thì đột nhiên thấy giường rung lắc hai lần, như thể bị ai đó đạp mạnh. Sau đó tôi nhận ra núi lửa đã phun trào và vội tháo chạy ra ngoài. Khi thấy lửa bùng lên, tôi lập tức bỏ chạy. Tro bụi và những mảnh nham thạch văng khắp nơi. Tiệm tóc của tôi cũng bốc cháy, mọi thứ bên trong mất sạch", Hermanus Mite, thợ làm tóc 32 tuổi, kể lại.
"Chúng tôi không nghe thấy âm thanh cảnh báo nào vì trước đó là tiếng sấm sét. Tới nửa đêm, mọi người mới sơ tán trong hoảng loạn. Khi bỏ chạy, chúng tôi không kịp mang theo gì", cư dân tên Petrus Muda Turan cho biết.
Núi lửa Lewotobi Laki-Laki hồi tháng 1 từng xảy ra một số đợt phun trào, khiến chính quyền phải sơ tán ít nhất 2.000 cư dân. Indonesia nằm trên "vành đai lửa" Thái Bình Dương, thường xuyên xảy ra các đợt phun trào núi lửa và địa chấn dữ dội. Tháng 12 năm ngoái, núi lửa Marapi ở Tây Sumatra phun trào, khiến ít nhất 24 người leo núi thiệt mạng, hầu hết là sinh viên đại học.
Ngọc Ánh (Theo AFP)
Thủ tướng Phạm Minh Chính sáng nay lên đường dự hội nghị của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) và làm việc tại Trung Quốc.
Người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng John Kirby ngày 13/9 khẳng định, Mỹ không có kế hoạch công bố bất kỳ chính sách mới nào về Ukraine và việc sử dụng tên lửa tầm xa tấn công lãnh thổ Nga. Moscow cảnh báo chiến tranh trực tiếp với NATO nếu cho phép Ukraine tấn công tầm xa vào lãnh thổ Nga.
Sau khi đội tàu chiến Nga cập cảng thủ đô Havana của Cuba ngày 12/6, Moscow khẳng định, không có lý do gì để bất kỳ quốc gia nào, bao gồm cả Mỹ phải lo lắng.
Thông tin tối mật của Nhật Bản bị rò rỉ do tin tặc, Trung Quốc kết án tử hình nhà văn Australia, trực thăng Nga rơi, Thủ tướng Campuchia sắp thăm Thái Lan… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Ngoại trưởng Ba Lan đặt câu hỏi ngược lại: 'Còn chuyện khuyến khích ông Putin có dũng khí rút quân khỏi Ukraine thì sao?'.
Tổng thống Raisi tử nạn trong vụ rơi trực thăng có thể khiến tình hình chính trị Iran thêm phức tạp, khi Tehran đang đương đầu nhiều áp lực cả trong và ngoài nước.
Cựu binh Mỹ, người từng vướng cáo buộc lưu trữ ảnh khỏa thân của người chưa thành niên, xuất hiện trong video ký hợp đồng với quân đội Nga.
Ngày 18/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với các đơn vị liên quan, chuyên gia, học giả hai nước tổ chức Hội thảo quốc tế “Quãng đời làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Italy” tại thủ đô Rome (Italy).
Chính quyền quân sự bổ nhiệm thủ tướng, ECOWAS nhóm họp sau thời hạn 'tối hậu thư là một số diễn biến đáng chú ý về tình hình ở Niger.