TP - Báo cáo về tiền công đức năm 2023 của các địa phương gửi về Bộ Tài chính cho thấy, nhờ làm tốt việc mở tài khoản tiếp nhận, ghi chép đầy đủ, một huyện miền núi ở Lào Cai thu được gần trăm tỷ đồng. Trong khi đó, nhiều di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia đặc biệt, đón gần 1 triệu du khách, song chỉ báo cáo thu nhỏ giọt và được vài tỷ đồng/năm.
Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, một trong những huyện có số tiền công đức lớn nhất cả nước hiện nay là huyện Bảo Yên (Lào Cai), tổng số thu tiền công đức đạt 95,8 tỷ đồng (chưa gồm khoản công đức, tài trợ bằng hiện vật, công trình xây dựng). Trong số đó, thu năm 2023 ở mức 72,3 tỷ đồng.
Bảo Yên quản lý 11 di tích lịch sử văn hoá, trong đó có 3 di tích lịch sử cấp Quốc gia (đền Bảo Hà, đền Phúc Khánh, đền Phố Ràng) và 8 di tích lịch sử cấp tỉnh (đền Nghĩa Đô, di tích chiến thắng Nghĩa Đô, đền Long Khánh, đền Hai Cô - Kim Sơn, đền Pịt - Lương Sơn, đình làng Già Hạ - Việt Tiến, đền Làng Lúc, danh thắng động tiên cảnh xã Xuân Thượng).
Tại tuần văn hoá, du lịch và lễ hội Bảo Hà năm 2023, có hơn 300.000 lượt khách đến tham quan. Để kiểm kê, báo cáo tiền công đức đầy đủ, minh bạch, Ban Quản lý di tích và phát triển du lịch huyện Bảo Yên mở tài khoản tiền gửi ở nhiều ngân hàng và kho bạc nhà nước để tiếp nhận tiền công đức, tài trợ. Với khoản công đức, tài trợ bằng tiền mặt, ban quản lý lập sổ ghi nhận công đức, phiếu ghi nhận công đức.
Đền Bảo Hà (Bảo Yên, Lào Cai) một trong những di tích quản lý tốt thu chi tiền công đức |
“Hằng ngày, ban quản lý cử nhân viên thu gom tiền lẻ, tiền giọt dầu tại cung ban thờ đưa vào hòm công đức. Lắp hệ thống camera giám sát tại kho, phòng kiểm đếm và các cung ban trong đền, bàn ghi công đức để quản lý nguồn thu.
Đặc biệt, đền Bảo Hà bố trí nhân viên bảo vệ trực 24/24 giờ để đảm bảo công tác an ninh, trông coi tài sản tại di tích, thu tiền giọt dầu tại các ban, các cung”, ông Trần Trọng Thông, Chủ tịch UBND huyện Bảo Hà nêu trong báo cáo.
Tuy nhiên, UBND huyện Bảo Yên phản ánh, khi báo cáo, kiểm kê tiền công đức vẫn gặp một số khó khăn. Nhất là việc khó xác định giá trị thực của kim khí quý, đá quý của cá nhân hiến, tặng cho đền. Năm 2023, Đền Bảo Hà được cá nhân dâng cúng 17 nhẫn tròn màu vàng, 7 kiểng màu vàng, 1 kiểng ngọc bọc vàng tây. Ban quản lý di tích đã mở sổ ghi chép đầy đủ về số lượng, hình dạng, màu sắc của các trang sức trên và lưu trữ hoặc trưng bày tại các khảm, ban thờ theo nguyện vọng của các cá nhân dâng tặng.
Tiền công đức năm 2023 của Bắc Giang đạt 122 tỷ đồng, Bắc Ninh đạt 269 tỷ đồng, tỉnh Nam Định hơn đạt 214 tỷ đồng. Tiền công đức của huyện Bảo Yên (Lào Cai) 72 tỷ đồng bằng tổng số tiền công đức của 4 di tích quốc gia đặc biệt cộng lại gồm: Yên Tử (Quảng Ninh), Đền Trần (Nam Định), Đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) và khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc (Hải Dương).
“Thông tư 04/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho các di tích và hoạt động lễ hội chưa có quy định cụ thể về việc tiếp nhận, quản lý tài sản do các tổ chức, các nhân tài trợ. Cơ quan chức năng cần hướng dẫn cụ thể về việc tiếp nhận, quản lý kim khí quý, đá quý...”, UBND huyện Bảo Yên kiến nghị.
Báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang cũng cho biết, năm 2023, tổng thu tiền công đức là hơn 122 tỷ đồng thu từ 750 di tích lịch sử, văn hoá đã xếp hạng (trong đó, có 37 di tích quốc gia đặc biệt, 91 di tích quốc gia và 612 di tích cấp tỉnh). Tổng số thu tiền công đức theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Ninh 269 tỷ đồng, tỉnh Nam Định hơn 214 tỷ đồng.
Đón cả triệu du khách nhưng tiền công đức nhỏ giọt?
Theo tìm hiểu PV Tiền Phong, nhiều di tích quốc gia đặc biệt, đón cả triệu lượt khách ở các địa phương trong năm 2023 nhưng báo cáo về tiền công đức thấp bất thường. Tiêu biểu như số thu tiền công đức khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh) đạt 7,7 tỷ đồng; khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ) đạt 26,3 tỷ đồng; khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương) 17,8 tỷ đồng; đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) 21,3 tỷ đồng.
Đại diện Ban quản lý Khu di tích Yên Tử (Quảng Ninh) cho biết, năm 2023 nơi đây đón 1 triệu lượt du khách đến tham quan. Lý giải về việc khách nhiều nhưng tiền công đức “nhỏ giọt”, Ban quản lý Khu di tích Yên Tử cho biết, ở Yên Tử có 2 đầu mối tiếp nhận tiền công đức, tài trợ. Trong đó, chỉ có số tiền công đức do ban quản lý di tích được ghi chép, báo cáo. Tiền giọt dầu, đặt lễ trên ban thờ do nhà chùa tiếp nhận.
“Ban quản lý khu di tích Yên Tử ghi nhận công đức của người dân. Phiếu ghi công đức nhằm tôn tạo di tích, đền chùa. Hiện nay, di tích, đền chùa khang trang nên người dân bỏ dần thói quen ghi phiếu công đức, chuyển sang đặt tiền giọt dầu, đặt tiền lễ trên ban thờ. Trong khi đó, tiền giọt dầu, hòm công đức tại ban thờ đặt trong chùa do nhà chùa quản lý...”, vị này chia sẻ.
Thành viên ban quản lý một khu di tích quốc gia đặc biệt tại Quảng Ninh bày tỏ băn khoăn, dù đã có thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn nhưng việc thống kê tiền công đức của từng địa phương thực hiện khác nhau. Có địa phương, ban quản lý di tích quản lý toàn bộ tiền giọt dầu, công đức. Thế nhưng, tại một số nơi, ban quản lý chỉ được quản lý tiền công đức, tiền giọt dầu, hòm công đức trong chùa do nhà chùa quản lý và chưa có thống kê.
Đại diện Bộ Tài chính cho biết, đây là lần đầu tiên báo cáo tiền công đức trên cả nước nên không tránh khỏi vướng mắc, việc áp dụng thu, quản lý ở mỗi địa phương cũng khác nhau. Sau khi tổng hợp kiến nghị của địa phương trên cả nước về vướng mắc khi báo cáo tiền công đức, Bộ Tài chính sẽ đề xuất giải pháp tháo gỡ.
Bãi đỗ xe số 166 Hải Phòng (giai đoạn 1) nằm tại quận Thanh Khê (Đà Nẵng) có tổng mức đầu tư hơn 76 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách thành phố. Công trình hoàn thành vào tháng 12/2022 với khoảng 170 vị trí đỗ xe nhưng mỗi ngày chỉ có 15-20 xe vào bãi. Khách chê giá quá cao Từ ngày bãi đỗ xe thông minh ở 166 Hải Phòng, phường Tân Chính, quận Thanh Khê, Đà Nẵng được đưa vào sử dụng, anh Nguyễn Văn Việt chỉ gửi xe đúng 2 lần, sau đó thì tìm chỗ đậu...
Phố vàng mã ở Hà Nội ảm đạm cận ngày rằm tháng 7. Hàng năm, cứ trước rằm tháng 7, phố Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) lại ngập tràn đồ vàng mã và tấp nập người mua bán. Theo tín ngưỡng dân gian, rằm tháng 7 là ngày xá tội vong nhân, cũng là lễ Vu lan báo hiếu, người dân thường thể hiện sự biết ơn với tổ tiên bằng việc hóa đồ vàng mã với quan niệm 'trần sao, âm vậy'. Vì thế, các mặt hàng vàng mã luôn được làm cầu kỳ, giống như thật. Tuy nhiên,...
Hơn 4.000m2 đất của đại gia đình ông Trần Văn Tâm (SN 1953, trú tại tiểu khu Trần Phú, thị trấn Thường Tín, huyện Thường Tín, Hà Nội) được UBND...
Hiện nay, tại TP Cần Thơ xuất hiện những quán cà phê thú cưng, có quán khoảng 30 con chó, mèo đáng yêu cùng không gian sân vườn thoáng đãng.
Diện tích trồng cây sầu riêng ở TP Cần Thơ nói riêng và các tỉnh, thành vùng ĐBSCL nói chung liên tục tăng trong thời gian qua đang tiềm ẩn...
Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp cho biết, ngày 23/6, lưu lượng nước về các hồ thủy điện khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên ổn định và tăng nhẹ so với hôm qua; Khu vực Đông Nam Bộ lưu lượng thấp, còn khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ lưu lượng nước giảm nhẹ, nằm trong phạm vi mực nước tối thiểu theo quy định của quy trình vận hành. Theo đánh giá của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong những ngày qua, lưu lượng nước về hồ...
Tham dự hội nghị cuối năm ngành dệt may gần đây, tôi vừa buồn vừa vui nhưng vẫn có nhiều dự cảm tốt lành.
Có tới 154 dự án điện mặt trời được Bộ Công Thương phê duyệt, bổ sung vào quy hoạch nhưng không có căn cứ pháp lý.
Mặc dù đã dừng hoạt động gần 6 năm nhưng Trạm thu phí Bỉm Sơn, Thanh Hoá bị bỏ hoang, nằm giữa quốc lộ 1A vẫn chưa được tháo dỡ, tiềm ẩn nguy cơ về mất an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông.