Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên vừa phẫu thuật thành công nối liền bàn tay bị đứt rời cho bệnh nhi 18 tháng tuổi.
Ngày 30-9, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cho biết tối 29-9, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhi N.M.A. (18 tháng tuổi, trú huyện Phú Bình, Thái Nguyên) nhập viện trong tình trạng bàn tay bị đứt lìa.
Theo lời kể gia đình, trong lúc chơi đùa, bé A. cho bàn tay phải vào máy cắt đá tại xưởng làm đá của gia đình và bị cắt lìa cổ tay phải. Sau khi được sơ cấp cứu, bé A. nhanh chóng được đưa lên Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
Ngay sau khi tiếp nhận, các khoa chức năng chuyên môn của bệnh viện đã tiến hành hội chẩn và thực hiện phẫu thuật nối ghép bàn tay cho bệnh nhi.
Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng, trưởng khoa phẫu thuật tạo hình - thẩm mỹ, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên - người trực tiếp thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhi, chia sẻ đây là trường hợp hiếm gặp, đòi hỏi kinh nghiệm trong phẫu thuật vi phẫu cao.
"Bệnh nhi mới chỉ gần 18 tháng tuổi, trong khi bàn tay đã đứt lìa với toàn bộ gân, khối xương cổ tay và bó mạch thần kinh quay, trụ và thần kinh giữa và đứt toàn bộ gân gấp vùng ống cổ tay. Vì vậy, mọi công đoạn phẫu thuật đều khó, trong đó khó nhất là phẫu thuật phục hồi mạch máu và thần kinh.
Sau hơn 5 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã cứu sống bàn tay cho bệnh nhi. Sau mổ một ngày, bệnh nhi đã tỉnh, có thể uống sữa và giao tiếp được với người thân.
Theo các bác sĩ, trong trường hợp tai nạn khiến chi bị đứt lìa, cần bảo quản chi bị đứt rời bằng cách:
Cầm nắm nhẹ, rửa sạch bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Không được rửa bằng xà phòng hoặc hóa chất.
Bọc kín bằng gạc hoặc vải sạch (chú ý không bọc quá dày) quanh phần đứt lìa rồi cho vào túi ni lông mỏng, buộc kín miệng túi để nước không thể thấm vào.
Đặt túi vào thùng đá lạnh, thau chứa đá lạnh, hoặc đơn giản nhất là cho vào trong một túi nhựa khác có chứa đá lạnh. Mục đích của quấn băng vải quanh phần chi đứt lìa để chi không tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh.
Nếu bộ phận cơ thể chưa đứt lìa hoàn toàn mà vẫn còn dính lại trên da, không nên cắt rời, kể cả trường hợp gần như đứt hoàn toàn. Thay vào đó, bạn nên dùng gạc băng lại, đặt túi đá bên cạnh để giữ nhiệt, tránh đặt đá trực tiếp lên vết thương.
Chuyển nhanh bệnh nhân đến cơ sở y tế có đủ khả năng thực hiện kỹ thuật vi phẫu trồng chi thể đứt lìa, tránh đi lòng vòng lãng phí thời gian vàng để có thể cứu sống chi thể.
Tối 25-9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM thông tin nam bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh đậu mùa khỉ đang tạm trú tại TP.HCM. Một người ở Bình Dương tiếp xúc gần với bệnh nhân này cũng đã mắc bệnh đậu mùa khỉ.
Nếu dùng thuốc quá liều trong thời gian dài hoặc dùng thuốc với liều rất cao trong một hoặc vài lần có thể dẫn đến ngộ độc với các mức độ khác nhau. Người bệnh có thể bị tổn thương gan, thậm chí suy gan cấp, hôn mê gan và tử vong.
Một người dân bị đau thắt ngực, khó thở nhanh chóng được các y bác sĩ thuộc Trạm y tế xã Thạnh An (huyện Cần Giờ) và người dân vượt biển đưa vào đất liền cấp cứu.
'Đặt hàng' được đưa ra trong bối cảnh hiện TP.HCM có đến hơn 92% bệnh viện chưa đủ điều kiện thẩm định bệnh án điện tử.
Một cụ ông đau ở hông lưng bên trái, đi khám được xác định nhiễm trùng mức độ nặng. Các bác sĩ đã lấy ra khoảng 100ml mủ đục từ thận của ông.
Trước nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết khi TPHCM đang vào mùa mưa, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM khuyến cáo mỗi người dân cần chủ động...
Mỗi ngày, một bác sĩ tại khoa dịch kính võng mạc Bệnh viện Mắt TP.HCM đã khám đến 3 - 5 ca bị đột quỵ mắt…
Ngày 10-6, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết: các bác sĩ đã phẫu thuật nối thành công cổ chân bị đứt lìa cho bệnh nhân bị tai nạn lao động.
bài viết này cung cấp thông tin về bệnh than, một nhiễm khuẩn do vi khuẩn bacillus anthracis gây ra. bài viết nêu các triệu chứng, nguyên nhân, yếu tố nguy cơ và các tùy chọn điều trị của bệnh than theo các tuyến đường xâm nhập khác nhau, bao gồm da, tiêu hóa, hô hấp và tiêm. bài viết cũng đưa ra các liên kết để tìm hiểu thêm và hỏi bác sĩ.