Hội thảo Quốc tế về Nghiên cứu Trung Quốc đã trở thành ‘cây cầu’ để các học giả kết nối, trao đổi, nâng cao hiểu biết về cường quốc châu Á trong quản trị toàn cầu.
(11.10) Toàn cảnh Hội thảo Quốc tế về Nghiên cứu Trung Quốc ngày 11/10. (Ảnh: Đức Khải) |
Toàn cảnh Hội thảo Quốc tế về Nghiên cứu Trung Quốc ngày 11/10. (Ảnh: Đức Khải) |
Ngày 10/10 tại Hà Nội, Học viện Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội và Nhân văn (VASS) đã tổ chúc Hội thảo Quốc tế về Nghiên cứu Trung Quốc với chủ đề “Vai trò của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu”.
Tổ chức với mô hình kết hợp trực tiếp và trực tuyến, sự kiện đã thu hút hơn 150 đại biểu trong và ngoài nước.
Tham dự sự kiện, về phía Học viện Ngoại giao, có Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao Phạm Lan Dung, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao Nguyễn Hùng Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Vũ Lê Thái Hoàng; các Đại sứ, nhà ngoại giao kỳ cựu như Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ, Đại sứ Đoàn Xuân Hưng, Đại sứ Đặng Đình Quý, Đại sứ Phạm Quang Vinh, Đại sứ Bùi Thế Giang, Đại sứ Nguyễn Vinh Quang…; nhà nghiên cứu, học giả Việt Nam chuyên về Trung Quốc.
Đặc biệt, Hội thảo có sự góp mặt của học giả nước ngoài có uy tín về Trung Quốc; Đại sứ, đại diện một số cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam.
(11.10) Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao, TS. Phạm Lan Dung phát biểu khai mạc Hội thảo. (Ảnh: Đức Khải) |
Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao, TS. Phạm Lan Dung phát biểu khai mạc Hội thảo. (Ảnh: Đức Khải) |
Phát biểu khai mạc, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao, TS. Phạm Lan Dung nhận định thế giới đang trải quả những biến động địa chính trị phức tạp, cạnh tranh chiến lược, với một số quốc gia có những góc nhìn khác nhau về hệ thống quốc tế hiện nay. Điều này có thể dẫn đến các xung đột về lợi ích và quan điểm.
Là một phần trong chuỗi sự kiện “China Talk”, việc Hội thảo Quốc tế về Nghiên cứu Trung Quốc thảo luận về “Vai trò của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu” là vô cùng thiết thực. TS. Phạm Lan Dung mong Hội thảo là “cây cầu” để các học giả trao đổi, nâng cao hiểu biết về vị trí và vai trò của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu.
Phó Giáo sư Tạ Minh Tuấn, Phó Giám đốc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội và Nhân văn, nhấn mạnh sự chuyển dịch của Trung Quốc từ tham gia vào quản trị toàn cầu tới đóng một vai trò chủ động hơn. Đề cập tới thành tựu và tầm ảnh hưởng của cường quốc châu Á, ông cũng nêu bật những thách thức nước này đang phải đối mặt trong quá trình chuyển đổi này.
Hội thảo cũng nhấn mạnh đến vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu, các phương cách tham gia và phối hợp, các xu hướng phát triển và khả năng đóng góp của quốc gia này thời gian tới.
Về phần mình, ông Florian Feyerabend, Đại diện Viện Konrad-Adeneur (KAS) tại Việt Nam, đã đề cập tới sự dịch chuyển đang diễn ra ở Trung Quốc và thay đổi trong cách nhìn nhận của cộng đồng quốc tế về nước này. Do đó, đây là cơ hội quý giá để đóng góp, xây dựng góc nhìn toàn diện hơn về Trung Quốc, song song với củng cố cách nhìn nhận của nước này về vị thế của mình trên toàn cầu.
(11.10) Ông Florian Florian Feyerabend, Đại diện Viện Konrad-Adeneur (KAS), cho rằng Hội thảo là dịp dể trao đổi kiến thức về Trung Quốc, xây dựng một góc nhìn thực tế, phù hợp về vai trò của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu. (Ảnh: Đức Khải) |
Ông Florian Florian Feyerabend, Đại diện Viện Konrad-Adeneur (KAS), cho rằng Hội thảo là dịp dể trao đổi kiến thức về Trung Quốc, xây dựng một góc nhìn thực tế, phù hợp về vai trò của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu. (Ảnh: Đức Khải) |
Với 19 phần trình bày trong 4 phiên và một phiên chính, trong bầu không khí học thuật thẳng thắn, sôi nổi, Hội thảo đã thúc đẩy chia sẻ kiến thức về Trung Quốc học, qua đó tăng cường hiểu biết của các đại biểu tham dự.
Trong phiên 1 tập trung vào “Góc nhìn của Trung Quốc về Quản trị toàn cầu”, các học giả nhận định rằng tầm nhìn của cường quốc châu Á được hình thành và phát triển dựa trên truyền thống, lịch sử, văn hóa, các giá trị, hệ tư tưởng, kinh tế và chính trị. Trong đó, các giá trị truyền thống là yếu tố nổi bật, then chốt trong định hình tư duy chính sách đối ngoại và lợi ích quốc gia trong quản trị toàn cầu.
Tại phiên 2 về “Chiến lược tăng cường sự tham gia của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu”, các học giả cho rằng Trung Quốc đã tích cực tham gia các cơ chế kinh tế tài chính quốc tế. Phiên cũng thảo luận về Tài trợ phát triển vốn chính thức (ODF) của nước này ở Đông Nam Á, hợp tác về an ninh phi truyền thống với Nam Bán cầu, phát triển xanh và bền vững ở khu vực lưu vực sông Mekong, tiến bộ về mặt kỹ thuật của Trung Quốc và tác động tới quản trị số toàn cầu.
Hội thảo nghiên cứu vai trò của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu |
Các diễn giả trong phiên thảo luận thứ 2. (Ảnh: Minh Quân) |
Trong phiên chính, Giáo sư Cheng Li, Giám đốc Sáng lập Trung tâm về Quản trị của Trung Quốc và Thế giới, Đại học Hong Kong (Trung Quốc), đã đưa ra một số đánh giá sâu sắc về nền tảng lý luận và thực tiễn áp dụng chính sách ngoại giao nước lớn của Trung Quốc.
Tới phiên 3 về “Các cơ hội và thách thức của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu hiện nay”, các học giả đã thảo luận hợp tác về quản trị toàn cầu trong thế giới “phân mảnh”, nêu ra cơ hội, thách thức đối với cường quốc châu Á về an ninh ở khu vực biên giới. Hội thảo cũng tập trung làm rõ các lĩnh vực hợp tác tiềm năng giữa Trung Quốc và các nước lớn khác, cũng như vai trò của quốc gia này trong công cuộc gìn giữ hòa bình thông qua trung gian hòa giải và quản lý khủng hoảng.
Ở phiên cuối cùng về “Triển vọng của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu”, các học giả và diễn giả đã cùng nhau làm rõ vị trí của cường quốc châu Á trong một thế giới mới, tác động từ các sáng kiến toàn cầu của nước này tới quản trị toàn cầu. Hội thảo cũng tìm hiểu nỗ lực của Trung Quốc trong thúc đẩy hợp tác Nam-Nam trong khuôn khổ các tổ chức toàn cầu mới nổi, song song với quyền lực mềm và vai trò ngày một lớn của cường quốc châu Á trong quản trị toàn cầu.
Trên cơ sở đó, Hội thảo đã góp phần giúp các học giả về Trung Quốc kết nối, chia sẻ nhận định đa dạng, đa chiều, qua đó có góc nhìn nhận thực tế, phù hợp về vai trò của cường quốc châu Á trong quản trị toàn cầu nói riêng và thế giới nói chung.
Một số hình ảnh khác tại Hội thảo:
Hội thảo nghiên cứu vai trò của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu |
Các điễn giả trao đổi về nguồn gốc tầm nhìn của Trung Quốc về quản trị toàn cầu trong phiên 1. (Ảnh: Minh Quân) |
Hội thảo nghiên cứu vai trò của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu |
Hội thảo có sự góp mặt quan trọng của nhiều học giả Trung Quốc học theo hình thức trực tuyến. (Ảnh: Minh Quân) |
Hội thảo nghiên cứu vai trò của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu |
Giáo sư Cheng Li đã đưa ra một số đánh giá đáng chú ý về chính sách ngoại giao nước lớn của Trung Quốc. (Ảnh: Minh Quân) |
Hội thảo nghiên cứu vai trò của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu |
Hội thảo nhận được sự quan tâm của nhiều cựu Đại sứ, như Đại sứ Đặng Đình Quý, Đại sứ Phạm Quang Vinh, Đại sứ Đoàn Xuân Hưng, Đại sứ Nguyễn Đức Hùng, Đại sứ Bùi Thế Giang... (Ảnh: Minh Quân) |
Hội thảo nghiên cứu vai trò của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu |
...cùng các học giả nước ngoài uy tín về Trung Quốc học và những học giả quan tâm. (Ảnh: Minh Quân) |
Hội thảo nghiên cứu vai trò của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu |
Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao, TS. Nguyễn Hùng Sơn điều hành phiên thảo luận về “Triển vọng của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu”. (Ảnh: Đức Khải) |
Hội thảo nghiên cứu vai trò của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu |
TS. Vũ Lê Thái Hoàng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo. (Ảnh: Minh Quân) |
Hội thảo nghiên cứu vai trò của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu |
Lãnh đạo Học viện Ngọai giao, Viện nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao và các học giả, chuyên gia về Trung Quốc tại Hội thảo. (Ảnh: Đức Khải) |
Hội thảo nghiên cứu vai trò của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu |
Các khách mời, diễn giả chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo. (Ảnh: Minh Quân) |
Ngày 18-8, nhà ngoại giao kỳ cựu được Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian đề cử vào vị trí Ngoại trưởng, ông Abbas Araghchi đã nêu ra những ưu tiên chính sách đối ngoại của chính quyền mới, trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của Trung Quốc và Nga.
Căng thẳng giữa hai quốc gia láng giềng Iran- Afghanistan bắt đầu gia tăng trong những tuần qua do tranh chấp về nguồn nước từ sông Helmand.
Trong một đợt không kích vào khu dân cư ở Gaza City, Ahmad mất đến 103 họ hàng, thi thể nhiều người vẫn kẹt dưới đống đổ nát sau nhiều tháng.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ ngày 17/9 tuyên bố, những phát ngôn của Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei trong một bài đăng trên X là “sai lệch và không thể chấp nhận được”.
Tổng thống Biden đang cố gắng tăng tốc để thuyết phục cử tri, sau những kết quả thăm dò cho thấy ông tụt hậu so với Trump trên đường đua Nhà Trắng.
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos nhấn mạnh Philippines sẽ không phun vòi rộng hoặc bất kỳ một loại vũ khí tấn công nào ở Biển Đông.
Đại sứ quán quyên góp được 50 triệu đồng, sẽ chuyển về cơ quan chức năng trong nước, nhằm giúp đỡ bà con tại các vùng bị thiệt hại do thiên tai.
Ông Zelensky chỉ trích Nga 'đùa giỡn với tính mạng tù binh Ukraine', kêu gọi mở cuộc điều tra quốc tế về vụ rơi máy bay Il-76 tại tỉnh Belgorod.
Ngày 14/9, chính quyền quân sự Niger đã hoan nghênh và cho rằng quyết định rút toàn bộ 1500 binh sĩ của Pháp vào cuối năm 2023 là “bước tiến mới hướng đến chủ quyền của Niger”.