Nhiều phát minh đột phá trên các lĩnh vực khác nhau đã xuất hiện trong lịch sử những năm Giáp Thìn.
P101, chiếc máy tính để bàn đầu tiên trong lịch sử, được ra mắt tại Hội chợ Thế giới New York (Mỹ) năm Giáp Thìn (1964).
Chiếc máy do Pier Giorgio Perotto, nhà tiên phong về điện tử người Ý, thiết kế. Kích thước của máy là 275 x 465 x 610 (mm), nặng 35,5kg, tiêu thụ 0,35kW điện.
Phần cứng của máy bao gồm các thiết bị rời rạc, bao gồm bóng bán dẫn, diode, điện trở và tụ điện được gắn trên các cụm thẻ mạch nhựa phenolic.
Máy có bộ nhớ thông tin 240 byte, rất nhỏ so với các máy thời bấy giờ nhưng đã là bước ngoặt ở thời điểm đó.
Máy có thể thực hiện các phép toán cộng, trừ, nhân, chia, căn bậc hai và giá trị tuyệt đối, cho kết quả chính xác đến 22 chữ số và tối đa 15 chữ số thập phân.
Dữ liệu được ghi trong các thẻ nhựa và có thể xuất ra giấy in 9cm.
Dù là sản phẩm đầu tiên được trưng bày tại hội chợ nhưng ngay sau đó 40.000 chiếc đã được bán. 90% thị phần là ở Mỹ, mỗi máy có giá 3.200 USD.
NASA đã mua loại máy tính này để lập kế hoạch và tính toán quỹ đạo của các chương trình không gian, bao gồm cả sứ mệnh Apollo 11 đưa con người lên Mặt trăng.
Năm 1904, John A. Fleming thuộc Đại học London (Anh) phát minh ra ống diode chân không. Các diode chân không này có thể dẫn điện theo một hướng, điều chỉnh dòng điện xoay chiều hoặc phát hiện tín hiệu.
Phát minh ống chân không thường được coi là sự khởi đầu của thiết bị điện tử. Phiên bản do Fleming sáng chế còn khá sơ khai, chứa một cực âm phát điện tử được làm nóng và một cực dương. Các electron di chuyển theo một hướng xuyên qua thiết bị, từ cực âm đến cực dương.
Thiết bị sau đó được cải tiến để trở thành phần chính trong mạch điện tử nửa đầu thế kỷ 20.
Diode của Fleming được sử dụng trong các máy thu sóng vô tuyến, đóng vai trò quan trọng cho phát triển đài phát thanh, truyền hình, radar… suốt nhiều thập kỷ cho tới khi nhường chỗ cho công nghệ điện tử trạng thái rắn.
Cũng trong năm 1904, chiếc tàu ngầm Aigrette chạy bằng diesel đầu tiên trên thế giới chính thức được hạ thủy. Chiếc tàu do Pháp sản xuất này có lượng giãn nước khi nổi là 181 tấn và lượng giãn nước khi lặn là 257 tấn.
Chiều dài của tàu là 35,9m, ngang 4,04m và độ sâu của mớn nước là 2,63m. Tàu có một trục duy nhất được dẫn động bởi một động cơ diesel 150 mã lực và một động cơ điện 130 mã lực.
Tốc độ tối đa của tàu là 17,2km/h trên mặt nước và 11,5km/h khi lặn.
Tàu được trang bị hai bệ phóng ngư lôi Drzewiecki 450mm và hai ngư lôi 450mm đặt trong giá đỡ bên ngoài.
Aigrette được đặt hàng vào ngày 13-5-1902, hạ thủy vào tháng 2-1904 và đưa vào hoạt động năm 1908.
Trong Thế chiến thứ nhất, Aigrette phục vụ ở các vị trí phòng thủ ở Brest và ở Cherbourg (Pháp). Aigrette ngừng hoạt động vào tháng 11-1919 và bị bán làm đồ tái chế tháng 4-1920.
Điện tín có đặc điểm là truyền tin qua khoảng cách xa bằng tín hiệu mã hóa. Hình thức này được dùng nhiều cho liên lạc trong ngành hàng hải và hàng không.
Sự ra đời điện tín có mối quan hệ mật thiết với sự hình thành của mã Morse. Mã Morse được đặt tên theo nhà phát minh Samuel F.B. Morse, người dùng cách mã hóa văn bản ký tự thành dấu chấm và dấu gạch ngang cho truyền tín hiệu.
Ngày 24-5-1844, trước các quan chức chính phủ ở thủ đô Washington (Mỹ), Samuel Morse trình diễn bức điện tín đầu tiên, gửi đến trợ lý Alfred Vail của Morse ở Baltimore với nội dung "What hath God Wrought?", một câu trích từ Kinh Thánh.
Kể từ đây, Morse và Vail liên tục cải tiến công nghệ giải điện tín. Một số đường dây điện tín đầu tiên được xây dựng từ năm 1845 đến 1848.
Đến đầu những năm 1900, nhiều người bắt đầu sử dụng những ký tự phổ biến trong mã Morse là "· · · – – – · · ·" thể hiện tín hiệu cầu cứu khẩn cấp khi đi biển. Tín hiệu này tương đương với S-O-S được dùng rộng rãi ngày nay.
Nhà toán học người Đức Johann Carl Friedrich Gauß (1777 - 1855) nổi tiếng thế giới với bài toán tính tổng 1+ 2+3+4+…+100.
Năm 1784, khi Gauß lên 7, thầy giáo giao cho các học sinh lớp Gauß đầu bài tính tổng các số từ 1 đến 100. Trong khi các bạn làm phép cộng lần lượt theo thứ tự thì Gauß ra đáp án chỉ sau vài giây.
Ông nhận thấy khi "bắt cặp" lần lượt hai số ở đầu và cuối dãy số, chẳng hạn 100+1, 99+2, 98+3… thì tổng đều giống nhau là 101. 100 số thì có 50 cặp, nên lấy 101 nhân 50, kết quả là 5.050.
Sau này, các công thức tính tổng đã được phát triển và được đặt theo tên của ông. Một trong những công thức Gauß điển hình được dạy ở bậc phổ thông ở Việt Nam là tổng của dãy số 1+2+3+...+n = (n x (n+1))/2.
Vi phạm, hoặc thiếu bảo đảm các quy định về phòng cháy chữa cháy, 3 quán bar trên địa bàn TP Nha Trang đã xin ngừng hoạt động và 1...
Tại Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15 “Thu hẹp vùng biển xám, Mở rộng vùng biển xanh” tổ chức trong 2 ngày 25 và...
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định đã nhất trí với Trung Quốc rằng tình hình Ukraine không thể được xử lý mà không xét tới lợi ích của Nga.
Trong khuôn khổ Đại hội đồng AIPA-44, chiều 7/8, tại Thủ đô Jakarta, Indonesia đã diễn ra phiên họp toàn thể lần thứ nhất. Với chủ đề “Nghị viện chủ động thích ứng vì một ASEAN ổn định và thịnh vượng”, Đại hội đồng AIPA-44 tập trung thảo luận các vấn đề về duy trì hòa bình, an ninh và ổn định thông qua đối thoại và hợp tác; phòng chống khủng bố, cực đoan, bảo đảm an ninh nguồn nước, năng lượng và lương thực; thúc đẩy chuyển đổi xanh phục vụ tăng...
Trung Quốc đã huy động cả 3 lực lượng trên biển gồm hải cảnh, dân quân biển và hải quân để ngăn cản tàu tiếp tế Philippines đến bãi Cỏ Mây.
Indonesia đã đồng ý đóng góp 20% tổng chi phí phát triển cho dự án hợp tác phát triển máy bay chiến đấu đa năng KF-21 trị giá 8.800 tỷ won (6,7 tỷ USD) triển khai từ năm 2015.
Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc tuyên bố Washington sẽ đáp trả việc Trung Quốc nhắm vào các công ty Mỹ, gọi đây là một cuộc chiến có động cơ chính trị và không công bằng.
Mặc dù thời gian qua, các lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh thường xuyên ra quân xử lý nhưng vẫn còn một bộ phận không ít lái xe vẫn...
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cung cấp thông tin, tài liệu về 32 nhà máy điện gió để phục vụ điều tra, riêng tại Gia Lai có 4 nhà máy điện gió.