Tình hình Biển Đông hiện nay đang trở nên căng thẳng hơn

06:30 26/10/2023
Quang cảnh phiên 1 của Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15 với chủ đề “Biển Đông: Chặng đường 15 năm qua”. Ảnh: Twitter Ban Tổ chức

Tại Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15 “Thu hẹp vùng biển xám, Mở rộng vùng biển xanh” tổ chức trong 2 ngày 25 và 26.10 tại Thành phố Hồ Chí Minh, các đại biểu đánh giá, Biển Đông hiện nay được đánh giá là vấn đề quốc tế, có nhiều rủi ro xung đột hơn và nếu có xảy ra xung đột sẽ dễ bị leo thang mở rộng.

Xuất hiện nhiều yếu tố, khía cạnh mới

Trong phiên 1 của hội thảo “Biển Đông: Chặng đường 15 năm qua”, các đại biểu cho rằng cách đây 15 năm không có nhiều sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, Biển Đông được cho là vấn đề tranh chấp song phương của các nước trong khu vực, và các nước không quan tâm nhiều đến các biện pháp quản lý xung đột.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, vấn đề Biển Đông đã xuất hiện nhiều yếu tố, khía cạnh mới như:

(i) Đa phương hoá, quốc tế hoá;

(ii) Quân sự hoá các vùng biển và khu vực chiếm đóng;

(iii) Luật pháp quốc tế được đề cập trong quản lý tranh chấp.

Phán quyết của Toà trọng tài 2016 đã vẽ ra một bức tranh pháp lý rõ ràng cho Biển Đông khi quy định rõ quy chế pháp lý của các thực thể ở Biển Đông như đảo đá, bãi chìm, bãi nửa nổi nửa chìm và bác yêu sách lịch sử của đường 9 đoạn của Trung Quốc.

Tuy nhiên tranh chấp vẫn còn tiếp tục kéo dài căng thẳng do Trung Quốc không công nhận phán quyết, tiếp tục thực thi yêu sách đường 9 đoạn và gần đây mới công bố thành đường đứt đoạn;

(iv) Có nhiều hoạt động “vùng xám” ở trên biển bao gồm sự tham gia chuẩn bị kỹ lưỡng của các bên, sử dụng các trang thiết bị tiên tiến như tàu thuyền hiện đại, vệ tinh, thiết bị bay không người lái để ghi hình và công bố các thông tin có lợi cho mình.

Biển Đông hiện nay được đánh giá là vấn đề quốc tế, có nhiều rủi ro xung đột hơn và nếu có xảy ra xung đột sẽ dễ bị leo thang mở rộng. Đồng thời, các nước quan tâm hơn đến thúc đẩy các biện pháp quản lý tranh chấp như tiến trình xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) đang có một số tiến triển tích cực.

Tuy nhiên, hiện nay còn tồn tại một số nội dung gây tranh cãi trong đàm phán COC như: phạm vi áp dụng, hiệu lực pháp lý, cơ chế thực thi, vai trò của bên thứ ba...

Những khía cạnh, yếu tố mới nói trên khiến vấn đề Biển Đông ngày càng nhận được sự quan tâm chú ý của cả cộng đồng quốc tế và khu vực, trong bối cảnh vai trò đó, vị trí của Biển Đông trong cuộc cạnh tranh kinh tế và chiến lược toàn cầu và ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ngày càng gia tăng.

Bất đồng, khác biệt cơ bản trong quan điểm của các nước lớn

Trong phiên 2 “Các nước lớn và những trách nhiệm lớn: Hợp tác và cùng chung sống trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng?”, các học giả đã đánh giá về quan hệ nước lớn nói chung và trong vấn đề Biển Đông nói riêng, trong đó đề cập đến lợi ích và quan điểm của các nước lớn cũng như ảnh hưởng của cuộc cạnh tranh công nghệ đến tình hình Biển Đông.

Đa số các học giả đồng tình rằng vấn đề hòa bình, ổn định ở Biển Đông là quan trọng, ưu tiên của mọi quốc gia và mong muốn tránh xảy ra đụng độ, đối đầu tại khu vực.

Tuy nhiên, trái với mong muốn trên, tình hình Biển Đông hiện nay đang trở nên căng thẳng hơn, đặc biệt trong bối cảnh trật tự thế giới đang có nhiều biến chuyển, năng lực tổng hợp của một số quốc gia thay đổi, đi kèm với đó là mong muốn xây dựng luật chơi mới phù hợp với vị thế nước lớn của mình.

Các học giả cho rằng, quan điểm của các nước lớn về vấn đề Biển Đông có sự bất đồng, khác biệt cơ bản. Một số quan điểm nhìn nhận vấn đề tranh chấp Biển Đông là vấn đề đa phương có ảnh hưởng tới lợi ích của cộng đồng quốc tế và khu vực.

Trong khi đó, một số quan điểm khác lại nhìn nhận vấn đề Biển Đông qua lăng kính cạnh tranh nước lớn. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt lòng tin giữa các nước và do đó khiến tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng thêm.

Ngoài ra, có ý kiến cho rằng hành động xây dựng mạng lưới các cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho phép kiểm soát khu vực Biển Đông cũng là nhân tố tác động tiêu cực tới hòa bình khu vực trong tương lai.

Bên cạnh đó, một số học giả cũng cho rằng các quốc gia vẫn có thể chia sẻ kinh nghiệm và cùng thúc đẩy hợp tác minh bạch trong lĩnh vực công nghệ - kỹ thuật ở khu vực Biển Đông.

Có thể bạn quan tâm
Lập tổ 'mây tre đan' để giữ nghề truyền thống, chị em kiếm thêm thu nhập nuôi gia đình

Lập tổ 'mây tre đan' để giữ nghề truyền thống, chị em kiếm thêm thu nhập nuôi gia đình

12:50 18/06/2024

Trước nguy cơ nghề truyền thống của làng bị mai một, tổ mây tre đan ở xã Nghi Phong (Nghi Lộc, Nghệ An) được thành lập với 15 thành viên tạo ra những sản phẩm đồ gia dụng, trang trí đẹp mắt, thu hút người mua.

Tổng thư ký LHQ sẽ tham gia Hội nghị Thượng đỉnh G77+Trung Quốc ở Cuba

Tổng thư ký LHQ sẽ tham gia Hội nghị Thượng đỉnh G77+Trung Quốc ở Cuba

12:20 01/09/2023

Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cho biết sẽ kêu gọi ứng dụng khoa học và công nghệ vì mục đích tốt đẹp tại Hội nghị G77+Trung Quốc, cũng như khẳng định chủ nghĩa đa phương có lợi cho tất cả các nước.

Cấm buôn bán thịt chó ở Hàn Quốc không hề dễ dàng

Cấm buôn bán thịt chó ở Hàn Quốc không hề dễ dàng

21:50 01/08/2023

Buôn bán thịt chó đối mặt với sự chỉ trích ngày càng tăng ở Hàn Quốc, nhưng việc cấm hoạt động này không hề dễ dàng.

Hàng ngàn bác sĩ Hàn Quốc biểu tình phản đối chính sách y tế

Hàng ngàn bác sĩ Hàn Quốc biểu tình phản đối chính sách y tế

21:30 03/03/2024

Hàng ngàn bác sĩ Hàn Quốc đã tổ chức biểu tình rầm rộ ngày 3-3 để phản đối kế hoạch tăng tuyển sinh vào trường y của chính phủ.

Phó Pháp chủ Thích Hiển Tu viên tịch, đại thọ 104 tuổi

Phó Pháp chủ Thích Hiển Tu viên tịch, đại thọ 104 tuổi

20:40 13/02/2024

Thượng tọa Thích Phước Triều, Trợ lý Thượng tọa Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam thông tin, Trưởng lão Hòa thượng Thích Hiển Tu, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPG Việt Nam, Viện chủ chùa Phật Học Xá Lợi đã viên tịch. Theo đó, Trưởng lão Hòa thượng Thích Hiển Tu do niên cao lạp trưởng đã thu thần viên tịch vào lúc 22h30 ngày 12/2, tức mùng 3 Tết Giáp Thìn, tại chùa Phật Học Xá Lợi (quận 3,...

Ấn tượng màn trình diễn pháo hoa của đội tuyển Pháp trong đêm khai mạc DIFF 2024

Ấn tượng màn trình diễn pháo hoa của đội tuyển Pháp trong đêm khai mạc DIFF 2024

05:00 09/06/2024

Tối 8/6, lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng-DIFF 2024 khai mạc với 2 màn trình diễn pháo hoa đẳng cấp đến từ đương kim vô địch Pháp và đội chủ nhà Việt Nam. Năm nay, khán giả còn được chiêu đãi bởi màn trình diễn nghệ thuật đỉnh cao trên mặt nước. Với kịch bản “Vũ điệu bầu trời”, đội chủ nhà Đà Nẵng tạo nên màn trình diễn tinh tế với 3 chương: Thiên đăng - Nhân hòa - Vượng quốc. Như những cánh chim chao liệng trên bầu trời, nhẹ nhàng và bay bổng,...

Thủ khoa vào lớp 10 Trường THPT chuyên Lam Sơn đạt 47,1 điểm

Thủ khoa vào lớp 10 Trường THPT chuyên Lam Sơn đạt 47,1 điểm

08:50 07/06/2024

Ngày 6/6, Trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa) đã công bố danh sách thí sinh trúng tuyển vào lớp 10 năm học 2024-2025. Thủ khoa năm nay của trường là học sinh vào lớp chuyên Toán với 47,1 điểm.

Cuộc thử sức của Nga ở đông bắc Ukraine

Cuộc thử sức của Nga ở đông bắc Ukraine

19:10 15/05/2024

Tháng 5-2024 chứng kiến màn giao tranh tàn khốc nhất tại Ukraine nhiều tháng qua, bộc lộ những điểm yếu của lực lượng Kiev sau thời gian dài cạn kiệt cả sức người lẫn vũ khí.

Thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen chính thức được gia hạn

Thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen chính thức được gia hạn

07:00 19/03/2023

Quan chức Ukraine thông báo trên Twitter rằng Thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen được gia hạn thêm 120 ngày, song phía Nga khẳng định Moskva chỉ đồng ý kéo dài thời hạn 60 ngày.

Co loi xay ra
Co loi xay ra