TPO - Nhìn lại chặng đường 70 năm phát triển kể từ dấu mốc tiếp quản Thủ đô năm 1954, nhiều nhà quản lý, nhà khoa học tề tựu tại Diễn đàn văn hoá và giáo dục mùa thu lần thứ nhất nhận diện những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng Thủ đô "văn hiến, văn minh, hiện đại".
Hội thảo khoa học Quốc gia Diễn đàn văn hóa và giáo dục mùa thu lần thứ nhất với chủ đề “70 năm văn hóa, giáo dục Thủ đô Hà Nội - Hành trình kiến tạo và phát triển”, do Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tổ chức, ngày 8/11, quy tụ đông đảo các nhà quản lý, nhà khoa học.
Nhân lực - chìa khóa phát triển Thủ đô
GS.TS.NGƯT Phùng Hữu Phú - nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận T.Ư - khẳng định, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền tảng định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội.
Xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội luôn là một trong những công việc có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình lãnh đạo của Đảng. Đề cao vai trò tiên phong và tiềm năng phát triển của Hà Nội, Đảng, Nhà nước định hướng mục tiêu phát triển của Thủ đô đến năm 2030 sẽ trở thành Thủ đô “văn hiến, văn minh, hiện đại”, đóng vai trò trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực.
TS. Đỗ Hồng Cường - Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội - cho rằng, mùa Thu năm 1954 tạo dấu ấn lịch sử đậm nét khi quân và dân ta từ nhiều hướng tiến vào tiếp quản Thủ đô.
Thời khắc ấy không chỉ là niềm tự hào của người dân ở Hà Nội mà còn là biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết, ý chí kiên cường của toàn dân tộc. Suốt 70 năm qua, Thủ đô không ngừng phát triển, vươn mình mạnh mẽ trên con đường hiện đại hóa. Những giá trị lịch sử, văn hóa, tinh thần ngày Giải phóng vẫn luôn tỏa sáng, luôn là nguồn động lực quý báu cho các thế hệ mai sau.
Tiền Phong TS. Đỗ Hồng Cường - Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. 1 |
TS. Đỗ Hồng Cường - Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. |
TS. Đỗ Hồng Cường đánh giá, diễn đàn này không chỉ là một sự kiện khoa học đơn thuần mà còn là một hành trình trở lại, một cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa giữa những người yêu văn hóa, hết lòng vì giáo dục và mong muốn góp sức vào sự phát triển bền vững của Thủ đô và đất nước.
Tiền Phong Các đại biểu đóng góp ý kiến tâm huyết để phát triển Thủ đô. 1 |
Các đại biểu đóng góp ý kiến tâm huyết để phát triển Thủ đô. |
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam - cho rằng, Hà Nội là căn cốt của lịch sử đất nước, trung tâm và đỉnh cao của các kỷ nguyên văn minh lớn Việt Nam.
Hà Nội là vùng di sản văn hóa (vật thể, phi vật thể) vô cùng phong phú và độc đáo. Hà Nội có 5.922 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 2.435 di tích di tích đã được xếp hạng các cấp, gần 1.800 di sản văn hóa phi vật thể, 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 300 làng nghề truyền thống tiêu biểu.
Ông cho rằng, người Hà Nội là kết tinh văn hóa dân tộc và phẩm chất riêng có của người kinh kỳ. Con người là nguồn lực lớn nhất và là lợi thế căn bản đóng vai trò quyết định tương lai phát triển. Vì thế, phát huy tối đa nhân tố con người, xây dựng con người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và hiện đại là chìa khóa của sự phát triển.
Xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại
Trong các mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trong thời kỳ mới, văn hóa là một trong những trụ cột được đặt ở vị trí hàng đầu. Dưới góc nhìn về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương - Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam - cho rằng, Hà Nội đã nỗ lực xác lập thành phố tiên phong trong phát triển công nghiệp văn hóa.
Thành phố đã từng bước sử dụng các giải pháp sáng tạo trong việc tích hợp các trụ cột tài nguyên tiềm năng, ứng dụng công nghệ nhằm quảng bá các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa.
Tiền Phong PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương - Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam. 1 |
PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương - Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam. |
Sự thay đổi này đã tạo nên những chuyển biến tích cực của một số ngành như: du lịch văn hóa, điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, thủ công mỹ nghệ,... đặc biệt, Hà Nội là thành phố sáng tạo thuộc lĩnh vực thiết kế đầu tiên của Việt Nam nằm trong mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO (UCNN) vào năm 2019.
“Tuy nhiên, các ngành công nghiệp văn hóa của thành phố chưa phát huy hiệu quả các lợi thế đến từ nguồn tài nguyên tiềm năng do còn thiếu tính đột phá trong các giải pháp trọng điểm, thiếu cơ chế đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực văn hóa”, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương nói.
Tiền Phong Hội thảo thu hút sự tham gia của hàng trăm nhà khoa học, nhà quản lý. 1 |
Hội thảo thu hút sự tham gia của hàng trăm nhà khoa học, nhà quản lý. |
Để thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, bà Phương cho rằng, Hà Nội cần tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ. “Thành phố cần xây dựng các trung tâm công nghệ cao, tạo điều kiện cho việc ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, phân phối các sản phẩm văn hóa”, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương đề xuất.
Bà đề xuất kích hoạt các giải pháp sáng tạo, như: thành lập Ủy ban Tư vấn sáng tạo Trung tâm công nghiệp và văn hóa sáng tạo Hà Nội, thành lập quỹ công nghiệp văn hóa Thủ đô, xây dựng Quận sáng tạo Hoàn Kiếm…
Điểm sáng giáo dục Thủ đô
70 năm qua, giáo dục của Thủ đô bứt phá ngoạn mục khi quy mô ngày càng phát triển, chất lượng ngày càng được nâng cao, thuộc tốp đầu cả nước. PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội - chia sẻ về chặng đường 65 năm ra đời, phát triển của nhà trường, được nâng cấp từ cái nôi đào tạo đội ngũ giáo viên của Hà Nội với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô và cả nước.
GS. Phùng Hữu Phú cho rằng, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội là trường đại học duy nhất mang tên Thủ đô. Với bề dày truyền thống 65 năm và 10 năm lên đại học, nhà trường phải dựa vào vị thế Thủ đô - nơi tập trung đông nhất các nhà khoa học của cả nước, nơi có lợi thế nhất về giáo dục của cả nước - để thu hút nhân tài, xây dựng nhà trường là điểm sáng trong sự nghiệp giáo dục của Thủ đô, của cả nước và hướng đến của khu vực và thế giới.
Ôtô đầu kéo chở gỗ dăm bị lật ở đèo An Khê trên quốc lộ 19 nối hai tỉnh Gia Lai và Bình Định khiến giao thông ùn tắc kéo dài, sáng 27/1.
TPHCM - Ngày 22.2, cơ quan chức năng đã hoàn tất di lý toàn bộ bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát , Ngân...
Ông Trịnh Văn Chiến, cựu bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, bị khởi tố với cáo buộc liên quan sai phạm trong dự án xây dựng Hạc Thành Tower.
Một cặp vợ chồng ở Hà Bắc, Trung Quốc kết hôn năm 2013 và ly hôn vào năm 2019 khi đã có hai con chung. Sau khi ly hôn, người vợ nuôi con gái còn người chồng nuôi con trai. Chia tay không bao lâu, hai người biết con trai của họ, sinh năm 2018, bị bệnh tự kỷ. 'Sau khi chúng tôi ly hôn không lâu thì đại dịch COVID-19 bùng phát nên tôi không dọn ra ở riêng, chúng tôi vẫn ở chung một nhà. Vì con trai mắc chứng tự kỷ, chúng tôi quyết định cùng nhau...
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ nội dung trong chương trình Phiên họp thứ 37 và bế mạc sáng nay, ngày 28/9.
Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ các thỏa thuận với Trung Quốc trong các hoạt động hợp tác phòng, chống tội phạm nói chung, phòng, chống ma túy...
Bộ Ngoại giao yêu cầu các bên tôn trọng chủ quyền Việt Nam, nhấn mạnh việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình.
Trong đêm Noel (24.12), cơ quan chức năng TP Thanh Hoá đã bắt giữ gần 80 phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
Anh Nguyễn Thanh Quốc, trú khối Bình Ninh, phường Điện Nam Bắc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam bàng hoàng nhớ lại giây phút ngôi nhà của mình đổ sập vì máy bay bất ngờ rơi. Theo anh Quốc, khoảng 11h15 ngày 9/1, gia đình anh đang ăn cơm thì bất ngờ nghe tiếng nổ chát chúa. Liền sau âm thanh vang dội là mái ngói cùng mái tôn nhà anh bất ngờ rơi loảng xoảng. 'Tôi và cả nhà đang ăn ở nhà trên. Nghe tiếng nổ ai nấy cũng khiếp vía, chứng kiến nhà sau...