Bộ Ngoại giao yêu cầu các bên tôn trọng chủ quyền Việt Nam, nhấn mạnh việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình.
"Chúng tôi rất quan ngại về những căng thẳng gần đây ở Biển Đông", phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thẳng trả lời trong cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao ngày 28-3, khi được hỏi về các vụ va chạm gần đây giữa tàu Trung Quốc và Philippines ở bãi Cỏ Mây.
Việt Nam kêu gọi các bên liên quan hết sức kiềm chế, thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.
Đại diện Bộ Ngoại giao nhấn mạnh mọi yêu sách và hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Đồng thời phải tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia được xác lập phù hợp với UNCLOS; không có hành động làm phức tạp tình hình, gia tăng căng thẳng, bảo đảm tự do hàng hải và hàng không; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Cũng tại cuộc họp báo, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao nhận được câu hỏi liên quan các hoạt động gần đây của Trung Quốc và Philippines tại khu vực Sandy Cay thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Theo truyền thông Philippines, hồi tuần trước, một nhóm "các nhà khoa học Philippines" đã đến khu vực Sandy Cay để nghiên cứu. Tuy nhiên, một trực thăng của Trung Quốc đã xuất hiện sau đó và bay trên đầu nhóm người Philippines khiến một số người bị thương.
"Trước sự quấy rối của Trung Quốc, để bảo đảm an toàn, nhóm đã rời khỏi khu vực", theo tờ Philstar của Philippines.
Về việc này, phó phát ngôn Nguyễn Đức Thắng cho biết Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982.
"Việc các bên liên quan cho người lên thực thể thuộc chủ quyền của Việt Nam mà không được sự cho phép của Việt Nam là hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, làm phức tạp thêm tình hình, đi ngược lại DOC cũng như nỗ lực của các nước trong việc đàm phán Bộ quy tắc (COC) ở Biển Đông hiện nay", ông Thắng nhấn mạnh.
Việt Nam yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, không có các hành động làm phức tạp tình hình, tuân thủ luật pháp quốc tế, nghiêm túc thực hiện DOC cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Đồng thời, Việt Nam cũng cam kết sẵn sàng của các bên liên quan giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa bằng các biện pháp hòa bình.
Đắk Lắk - Trong 5 năm qua, cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đã xử kỷ luật hàng chục cán bộ, công chức lực lượng kiểm lâm địa phương...
Gần 4 năm sau khi Thanh tra TP Hà Nội ban hành kết luận thanh tra, hàng trăm công trình vẫn tiếp tục mọc lên trên đất rừng Sóc Sơn và bị cơ quan chức năng xử lý.
Quảng Ninh - Sau khi đại diện chùa Ba Vàng cho biết chưa nhận được công văn số 1574 ngày 23.5.2023 của UBND TP.Uông Bí, ngày hôm qua (24.7), UBND...
Ngoài ghi nhận tình hình trật tự an toàn giao thông, lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc đã xử lý 2.866 tài xế vi phạm nồng độ cồn...
Thời gian qua, nhiều vụ việc manh động liên tiếp xảy ra trên các cung đường quốc lộ , cao tốc. Nhiều vụ việc cơ quan chức năng đã vào...
Ngôn ngữ Tiếng Việt đa dạng và phong phú, khiến nhiều người bối rối giữa những cụm từ có ý nghĩa tương đồng hoặc phát âm giống nhau. Dòng dã - ròng rã là một trong những cặp từ thường gây nhầm lẫn. Trong Tiếng Việt, đây là tính từ chỉ sự liên tục của một hành động trong suốt thời gian dài. Vậy theo bạn đâu mới là từ đúng? Hãy để lại câu trả lời vào box bình luận bên dưới.
Quảng Bình - Ngày 29.2, Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Bình đã ra quyết định tạm giữ đối...
Là một đơn vị trẻ, mới được thành lập vào tháng 2/2022, Trung tâm Huấn luyện quốc gia về phòng, chống khủng bố thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động được lãnh đạo Bộ Công an giao nhiệm vụ hết sức vinh dự nhưng cũng không kém phần nặng nề, đó là tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng về công tác phòng, chống khủng bố; sẵn sàng ứng phó giải quyết các tình huống khủng bố, phá hoại, bạo loạn vũ trang, đối tượng hình sự đặc biệt nguy hiểm; tham gia cứu nạn, cứu...
Tuyên bố chung Việt Nam - Lào sau chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith gồm 10 điểm, nhấn mạnh các định hướng lớn tăng cường hơn nữa quan hệ đặc biệt giữa hai nước.