“Trong nhiều trường hợp, chính những cuộc khủng hoảng đã đưa họ lên ngôi. Khi thiếu vắng đàn ông, họ ở đó với tư cách là người giữ chỗ hoặc nắm quyền tạm thời, và thường có một kết thúc không có hậu”, nhà Ai Cập học và khảo cổ học Kara Cooney, Đại học California, Los Angeles, cho biết.
Theo chuyên gia, khi triều đại của họ kết thúc, một số nhân vật này chết một cách dữ dội. Cuộc đời và thành tích của họ thường bị xóa khỏi ký ức tập thể bởi những người cai trị nam tiếp theo mong muốn giành lấy công lao và củng cố các chuẩn mực gia trưởng thời kỳ đó.
Nữ hoàng Hatshepsut
Nữ hoàng Hatshepsut - người đảm nhận vai trò pharaoh trong Vương triều thứ 18 của Ai Cập, đã cai trị giai đoạn 22 năm thịnh vượng, hòa bình và bùng nổ sáng tạo nghệ thuật - có ảnh hưởng mãi mãi đến văn hóa Ai Cập sau này.
Là con gái lớn của một pharaoh, Hatshepsut kết hôn với người anh cùng cha khác mẹ Thutmose II khi khoảng 12 tuổi và sau đó trở thành hoàng hậu nhiếp chính cho con riêng và cháu trai Thutmose III - người thừa kế ngai vàng khi mới hai tuổi. Bảy năm sau khi nắm quyền nhiếp chính, vào năm 1478 trước Công nguyên, bà đã phá vỡ truyền thống và tự mình lên ngôi pharaoh, đồng cai trị với vị vua trẻ.
Để được xã hội gia trưởng của Ai Cập chấp nhận, nơi các vị vua từ lâu đều là nam giới, Hatshepsut đã tạo dựng một hình ảnh nam tính. Bà mặc váy truyền thống của hoàng gia và để râu giả.
Là nữ hoàng cai trị lâu nhất ở Ai Cập cổ đại, Hatshetsup thúc đẩy nền kinh tế đang bùng nổ, tái lập mạng lưới thương mại đã mất và xây dựng hàng trăm dự án xây dựng ở Thượng và Hạ Ai Cập. Bà tham gia thực hiện các nghi lễ thánh thường dành cho các vị vua nam ở nhiều ngôi đền, nhằm đảm bảo cơ sở tôn giáo và tính hợp pháp của mình trên ngai vàng.
Khi bà qua đời, người đồng cai trị với bà là Pharaoh Thutmose III đã xóa tên Hatshepsut khỏi các hồ sơ, phá hủy các bức tượng và hình khắc hình ảnh của bà ở các tượng đài công cộng.
Nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên
Nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất của Trung Quốc, trên thực tế đã cai trị nhà Đường trong 40 năm từ 665 đến 705 (25 năm qua chồng và các con trai của bà). Sau đó bà đã thành lập triều đại Ngô Chu và trở thành hoàng đế theo đúng nghĩa. Được tôn kính vì đã lãnh đạo bằng bàn tay mạnh mẽ, bà được cho là đã định hình một chính phủ hiệu quả hơn và ít tham nhũng hơn, khôi phục nền kinh tế và văn hóa, đồng thời lật ngược tầng lớp quý tộc để thăng tiến cho giai cấp nông dân, mở rộng lãnh thổ.
Nữ hoàng Cleopatra
Nữ hoàng của Vương quốc Ptolemaic của Ai Cập, đã cai trị 21 năm cùng với hai anh em và là người cai trị thực sự cuối cùng trước khi La Mã sáp nhập Ai Cập vào năm 30 TCN. Cleopatra được biết đến với những mối quan hệ lãng mạn với các nhà lãnh đạo La Mã Julius Caesar và Marc Antony, những người có ảnh hưởng chính trị và gây ra nhiều biến động ở Rome. Bà cũng tìm cách sử dụng Rome để khôi phục lãnh thổ đã mất cho Ai Cập.
Nữ hoàng Seondeok
Vì vua Jinpyeong của Silla không có người thừa kế là nam giới nên con gái của ông, công chúa Deokman, đã yêu cầu một cơ hội tranh giành ngai vàng thay vì nhường ngôi lại cho anh rể. Phụ nữ trước đây đã nắm giữ một phần quyền lực ở Silla, một trong ba vương quốc trên bán đảo Triều Tiên. Nhưng việc một phụ nữ nắm toàn quyền vẫn khó được chấp nhận đối với nhiều người. Năm 631, hai quan chức lên kế hoạch nổi dậy để ngăn cản lễ đăng quang của bà đã bị xử tử công khai ở chợ cùng với gia đình họ.
Vào tháng 1 năm 632, Nữ hoàng Seondeok bắt đầu 15 năm trị vì với tư cách là người cai trị thứ 27 của Silla và là nữ hoàng trị vì đầu tiên của nước này — không phải là nhiếp chính hay thái hậu như những phụ nữ trước bà. Trong thời kỳ ba vương quốc xảy ra nhiều cuộc chiến tranh, bà đã giúp định hình văn hóa thông qua sự hồi sinh trong tư tưởng, văn học và nghệ thuật. Quan tâm đến sinh kế của người dân, bà giao nhiệm vụ cải thiện việc chăm sóc các góa phụ, người góa bụa, người nghèo, trẻ mồ côi và người già.
Bà đã xây dựng đài quan sát thiên văn Cheomseongdae (Tháp Mặt Trăng và Sao) để giúp đỡ nông dân, miễn thuế cho nông dân trong một năm và giảm thuế cho tầng lớp trung lưu, nhận được sự ủng hộ rộng rãi chống lại sự phản đối của tầng lớp quý tộc nam giới.
Tàu thăm dò Hằng Nga 5 của Trung Quốc đã mang về bằng chứng cho thấy Mặt Trăng có núi lửa phun trào cách đây 120 triệu năm.
Cuộc điều tra gần đây cho thấy hai mẫu nồi chiên không dầu thương hiệu Trung Quốc phổ biến đã theo dõi chủ sở hữu của chúng. Điều này cho thấy các hành vi theo dõi người dùng không còn chỉ tồn tại ở trên smartphone mà mở rộng ra nhiều thiết bị thông minh khác. Các ứng dụng liên quan đến nồi chiên không dầu đã bị phát hiện có khả năng nghe lén và chia sẻ dữ liệu thu thập được. Cụ thể, một ứng dụng liên quan đến thương hiệu công nghệ Trung Quốc...
Một nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc trường Đại học Tel Aviv (TAU) của Israel thực hiện đã tiết lộ rằng ong vò vẽ phương Đông có khả năng tiêu thụ rượu liên tục và ở nồng độ cao một cách vô hạn.
Dự án hồ chứa nước Ka Pét ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận có trữ lượng điều tiết dung tích hơn 51 triệu m3. Tuy nhiên, do hồ Ka Pét chưa được xây dựng nên khu vực lòng hồ vào mùa khô cạn trơ đáy, còn mùa mưa thì hàng triệu m3 nước lại đổ thẳng ra biển.
Theo đề xuất trong dự thảo Nghị định về phục hồi, trừ điểm giấy phép lái xe (GPLX), Chủ tịch UBND xã không có thẩm quyền trừ điểm.
Pesto, con chim cánh cụt vua 9 tháng tuổi đang chiếm trọn trái tim của cư dân mạng và thu hút rất nhiều người đến tham quan Thủy cung Sea Life ở thành phố Melbourne, Úc.
Ban điều hành cảng biển lớn nhất Nhật Bản Nagoya cho biết họ nghi ngờ sự cố khiến toàn bộ hệ thống điều hành điện tử bị tê liệt bắt nguồn từ hành vi tấn công mạng.
Vệ tinh mới được chế tạo bởi Học viện Công nghệ Vũ trụ Trung Quốc, sẽ thực hiện các nhiệm vụ thử nghiệm cho các công nghệ Internet vệ tinh.
Rùa xanh thuộc nhóm bị đe dọa tiếp tục vào bờ biển Nhơn Hải lần thứ tư, đẻ khoảng 100 trứng.