Những mục tiêu của ông Tập Cận Bình ở châu Âu

09:30 06/05/2024

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm ba nước châu Âu - Pháp, Hungary và Serbia - lần đầu tiên sau 5 năm, từ ngày 5 đến 10-5.

Thủ tướng Pháp Gabriel Attal chào đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại sân bay Orly, phía nam Paris, vào ngày 5-5 - Ảnh: Reuters

Đây được coi là một thời điểm không thể nào thích hợp hơn cho chuyến đi nhằm cải thiện mối quan hệ đang gập ghềnh giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU).

Gập ghềnh ở nhiều lĩnh vực

Điểm dừng chân đầu tiên của ông Tập sẽ là thủ đô Paris của nước Pháp - nơi ông sẽ gặp Tổng thống Emmanuel Macron và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen vào ngày 6-5.

  • Ngoại trưởng Nga gặp ông Tập Cận Bình, sẵn sàng tăng cường hợp tácĐỌC NGAY

Mặc dù chuyến thăm của ông Tập đánh dấu 60 năm quan hệ ngoại giao Pháp - Trung Quốc, nhưng cả ông Macron và ông Tập đều muốn tập trung vào mối quan hệ rộng lớn hơn của Trung Quốc với EU.

Quan điểm về Trung Quốc trên khắp lục địa châu Âu đã thay đổi đáng kể trong thời gian gần đây. Đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, khi EU đã và đang tiến hành các cuộc điều tra chống trợ cấp nhà nước đối với tuốc bin gió và thiết bị y tế, xe điện của Trung Quốc. EU cho rằng Bắc Kinh thực hiện thương mại không công bằng khi trợ cấp cho các hãng tư nhân Trung Quốc xuất khẩu hàng với giá rẻ.

Bên cạnh đó, các công ty và chính phủ châu Âu từ lâu đã phàn nàn về việc bị hạn chế tiếp cận thị trường Trung Quốc và cạnh tranh không lành mạnh.

Ngoài cáo buộc thương mại bất bình đẳng, căng thẳng về gián điệp Trung Quốc ở châu Âu cũng là vấn đề lớn khi Đức và Anh trong những ngày gần đây bắt giữ và buộc tội ít nhất sáu người với cáo buộc hoạt động gián điệp và các tội danh liên quan tới Trung Quốc.

Vấn đề Đài Loan và cuộc xung đột Ukraine cũng tiếp tục chia rẽ Trung Quốc và châu Âu, cũng như quan điểm thống nhất giữa các quốc gia trong lòng châu Âu đối với Bắc Kinh.

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc mong muốn ổn định mối quan hệ song phương với EU. Ông Tập cũng đang nỗ lực tránh một cuộc chiến thương mại với EU và làm giảm những cáo buộc chỉ trích của châu Âu đối với Trung Quốc về thương mại cũng như về sự hỗ trợ của Trung Quốc cho Nga trong cuộc chiến ở Ukraine.

Ngoài ra, Bắc Kinh cũng muốn đảm bảo châu Âu không xích lại gần Mỹ hơn, khi kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới vào tháng 11 khó có thể đoán trước. Chuyến đi cũng được kỳ vọng gia tăng sự chia rẽ giữa những nước trong châu Âu sẽ có lợi cho Trung Quốc khi hai nước cuối trong chuyến thăm châu Âu của ông Tập được coi là những nước ủng hộ Trung Quốc trong khối EU.

Tính toán kỹ lưỡng

Nước Pháp được chọn làm nơi khởi đầu của chuyến thăm bộ ba Pháp - Hungary - Serbia không phải là ngẫu nhiên. Trong chuyến thăm Bắc Kinh năm ngoái, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu nhấn mạnh ý tưởng về quyền tự chủ chiến lược của châu Âu trước Mỹ.

  • Đóng tàu: Tâm điểm mới của thương chiến Mỹ - Trung

  • Thương chiến Mỹ - Trung 'nóng' trên mặt trận mới: máy bay thương mại

  • WTO tuyên bố Mỹ sai khi áp thuế hàng Trung Quốc, khơi mào thương chiến tốn kém

Ông Macron lúc đó nói rằng Pháp không nhất thiết phải luôn tuân theo Mỹ trong chính sách đối ngoại. Điều này khiến các quốc gia trong lòng EU tranh cãi nhưng lại khiến Trung Quốc "hài lòng" về quan điểm ủng hộ sự độc lập của EU đối với chính sách đối ngoại của Mỹ.

Còn gì "vui vẻ" hơn cho Trung Quốc nếu EU không lắng nghe theo Mỹ khi căng thẳng ở eo biển Đài Loan tăng cao. Do đó, chuyến thăm châu Âu của ông Tập sẽ được Washington theo dõi chặt chẽ vì lo ngại giảm bớt sự ủng hộ của lục địa già đối với các mục tiêu chính sách đối ngoại quan trọng của nước này.

Sau khi rời Pháp, ông Tập sẽ thăm Hungary và Serbia - hai quốc gia được coi là thân thiện với Trung Quốc và gần gũi với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Thủ tướng Hungary, Viktor Orbán, người đã cầm quyền 14 năm, được coi là một trong những đồng minh thân cận nhất của ông Tập ở châu Âu.

Vào tháng 2 năm nay, Bắc Kinh và Budapest thỏa thuận tăng cường quan hệ thực thi pháp luật, đưa mối quan hệ vốn đã thân thiết của họ vượt ra ngoài lĩnh vực kinh tế và trở thành một thỏa thuận hợp tác an ninh gây lo ngại ở các nước EU khác.

Các quốc gia EU vốn đã lo ngại về lực lượng cảnh sát Trung Quốc đang hoạt động ngầm, không chính thức ở các "đồn cảnh sát mật" tại châu Âu.

Vai trò của Hungary quan trọng khi nước này giữ tư cách thành viên của cả hai khối đa phương quan trọng là EU và khối liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), và có mối quan hệ cởi mở với Nga và Trung Quốc.

Thủ tướng Hungary Orbán là người thường xuyên lên tiếng ủng hộ Trung Quốc trên các diễn đàn quốc tế, cũng như phản đối các động thái của EU chỉ trích Trung Quốc về nhân quyền.

Điểm dừng cuối cùng và cũng mang tính biểu tượng nhất trong chuyến thăm châu Âu của ông Tập là tới Belgrade, nhân kỷ niệm 25 năm ngày Mỹ ném bom trúng Đại sứ quán Trung Quốc ở thủ đô của Serbia.

Chuyến thăm này cũng gửi "thông điệp nhắc nhở" tới Mỹ về sự cố ba nhà báo Trung Quốc bị giết trong vụ ném bom vào năm 1999 vốn đã gây ra làn sóng chống Mỹ ở Trung Quốc lúc đó. Lá bài "chủ nghĩa dân tộc" không bao giờ biến mất ở Trung Quốc.

Việc ông Tập lựa chọn Pháp, Hungary và Serbia theo thứ tự trong lịch trình chuyến thăm là một sự tính toán kỹ lưỡng nhằm lôi kéo các quốc gia châu Âu lại gần Trung Quốc hơn và xa Mỹ hơn. Có lẽ ông sẽ thành công với Hungary và Serbia nhiều hơn.

Khó có đột phá về Ukraine

Trả lời Hãng tin Reuters, một trợ lý của Tổng thống Macron cho biết nhà lãnh đạo Pháp sẽ đại diện EU lên tiếng yêu cầu Trung Quốc ngừng xuất khẩu sang Nga các sản phẩm mang tính "lưỡng dụng" cho cả dân sự và quốc phòng và các công nghệ giúp đỡ Nga duy trì xung đột ở Ukraine.

Tuy nhiên, có lẽ EU không có nhiều "đòn bẩy" để gây sức ép lên "mối quan hệ không giới hạn" giữa Trung Quốc và Nga.

Có thể bạn quan tâm
Người dân khổ sở vì 'bão bụi' từ nhà máy đường trong nội thành

Người dân khổ sở vì 'bão bụi' từ nhà máy đường trong nội thành

12:00 21/03/2023

Nhiều nhà phải đóng cửa thường xuyên, dùng khăn che, lót dưới khe cửa để tro bụi không len lỏi vào nhà, tuy nhiên, nhà vẫn tràn bụi, lá cây nhuốm màu đen.

Người dân đốt lửa, dựng lều bán đào Tết xuyên đêm trên Quốc lộ 6

Người dân đốt lửa, dựng lều bán đào Tết xuyên đêm trên Quốc lộ 6

17:00 31/01/2024

Sơn La - Những ngày cận Tết, chợ đào trên Quốc lộ 6 nhộn nhịp và hối hả hơn, người nông dân đã dựng lều, đốt lửa để bán đào...

Đa số người dân Nga tin tưởng tuyệt đối Tổng thống Vladimir Putin

Đa số người dân Nga tin tưởng tuyệt đối Tổng thống Vladimir Putin

22:30 10/03/2023

Theo một cuộc thăm dò dư luận do Trung tâm nghiên cứu dư luận toàn Nga (VTsIOM) tiến hành và công bố mới đây cho thấy có tới 80% số người được hỏi khẳng định tin tưởng tuyệt đối với Tổng thống Putin.

Quân đội Somalia tiêu diệt 27 chiến binh của nhóm al-Shabab

Quân đội Somalia tiêu diệt 27 chiến binh của nhóm al-Shabab

10:10 24/09/2023

Bộ Quốc phòng Somalia nêu rõ chiến dịch được tiến hành vào tối 22/9 tại các làng Mililiqo, Ceel Gambar và Baalal Dheer, đã triệt phá thành công 3 nơi ẩn náu của al-Shabab.

Lãnh đạo Mỹ và châu Âu thảo luận về quan hệ với Trung Quốc

Lãnh đạo Mỹ và châu Âu thảo luận về quan hệ với Trung Quốc

15:00 21/04/2023

Tổng thống Macron đã thông báo vắn tắt cho người đồng cấp Biden những kết quả đạt được trong chuyến thăm của ông tới thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) đầu tháng 4 này.

Sạt lở hầm Chí Thạnh: chưa rõ thời điểm thông tuyến đường sắt Bắc - Nam

Sạt lở hầm Chí Thạnh: chưa rõ thời điểm thông tuyến đường sắt Bắc - Nam

02:40 26/05/2024

Cục trưởng Cục Đường sắt Trần Thiện Cảnh cho biết đến thời điểm hiện tại vẫn chưa xác định chính xác thời điểm thông hầm đường sắt Chí Thạnh do miệng hố sụt lớn hơn rất nhiều so với nhận định ban đầu.

“Bay giải cứu”: Đủ cơ sở xác định hành vi phạm tội của Hoàng Văn Hưng

“Bay giải cứu”: Đủ cơ sở xác định hành vi phạm tội của Hoàng Văn Hưng

11:30 21/07/2023

Công tố viên khẳng định việc điều tra, truy tố, xét xử bị cáo Hoàng Văn Hưng (cựu Trưởng Phòng 5, Cơ quan An ninh Điều tra, Bộ Công an) là hoàn toàn có cơ sở, có căn cứ pháp luật.

Ủy ban bầu cử Thái Lan đưa vụ kiện ông Pita lên Tòa án Hiến pháp

Ủy ban bầu cử Thái Lan đưa vụ kiện ông Pita lên Tòa án Hiến pháp

17:30 12/07/2023

Ủy ban Bầu cử Thái Lan đề nghị Tòa án Hiến pháp tạm thời đình chỉ tư cách nghị sỹ của ứng cử viên thủ tướng Pita Limjaroenrat cho đến khi đưa ra phán quyết.

Lý Hải lên tiếng thông tin bị bắt vì đánh bạc ở Vĩnh Phúc

Lý Hải lên tiếng thông tin bị bắt vì đánh bạc ở Vĩnh Phúc

20:30 29/03/2023

Đại diện Lý Hải cho biết nam ca sĩ không liên quan vụ 21 người bị bắt ở Vĩnh Phúc. Danh sách bị can bị khởi tố cũng không có thông tin ông Nguyễn Văn Hải (tên thật của nam ca sĩ).

Co loi xay ra
Co loi xay ra