Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức trưng bày chuyên đề ‘Những hạt giống đỏ’, khai mạc ngày 19-12 tại địa chỉ 25 Tông Đản, Hà Nội.
Trưng bày gồm hơn 100 tài liệu, hiện vật và nhiều hình ảnh tư liệu quý (hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày) về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về những cán bộ đầu tiên (những hạt giống đỏ) được Bác Hồ ươm mầm, gieo trồng, đào tạo, và những chiến sĩ cách mạng đấu tranh trong nhà tù thực dân, đế quốc.
Tại đây, người xem được tìm hiểu vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với việc đào tạo, ươm mầm những hạt giống đỏ cho cách mạng Việt Nam thông qua tác phẩm cuốn Đường Kách mệnh; các khóa đào tạo huấn luyện chính trị ở Quảng Châu (Trung Quốc).
Từ 1925-1927, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc đã tuyển chọn một số thanh niên Việt Nam yêu nước, thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, mở các lớp huấn luyện chính trị, đào tạo, chỉ ra cho lớp thanh niên giàu nhiệt huyết biết đâu là lối cần đi, đâu là những việc cần làm để giúp dân giúp nước.
Người đã ươm mầm, đạo tào cho cách mạng Việt Nam những hạt giống đỏ - lớp cán bộ đầu tiên theo Chủ nghĩa Mác - Lênin.
Đây là những cán bộ chủ chốt, bộ phận quan trọng không thể thiếu trong tổ chức cốt lõi và góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930.
Người xem còn được tìm hiểu về đội ngũ thế hệ cán bộ cách mạng Việt Nam đầu tiên, những hạt giống đỏ của cách mạng Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc ươm mầm và gieo trồng, như Trần Phú, Tôn Quang Phiệt, Phan Trọng Bình, Nguyễn Danh Thọ, Nguyễn Công Thu, Nguyễn Ngọc Ba, Phan Trọng Quảng, Phan Trọng Bình, Nguyễn Văn Lợi…
Ngoài ra người xem còn được tìm hiểu về các hạt giống đỏ Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Lương Bằng, Phùng Chí Kiên, Hồ Tùng Mậu, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Đức Cảnh, Ngô Gia Tự, Phạm Văn Đồng…
Hay khí phách của những chiến sĩ cách mạng trong nhà tù thực dân, đế quốc, mặc dù trong điều kiện giam giữ vô cùng khắc nghiệt, bị tra tấn tàn bạo nhưng kiên trung với cách mạng, "Biến nhà tù thành trường học cách mạng".
"Hạt giống đỏ" Nguyễn Văn Hoan và bảo vật quốc gia Nhật ký trong tù
Tại trưng bày, người xem còn được xem Bảo vật Quốc gia Nhật ký trong tù và hiểu câu chuyện xuất xứ của bảo vật này.
Nó là một trong những bản gốc in năm 1927, có lẽ là bản gốc duy nhất còn lưu giữ ở Việt Nam. Sách do nhà lão thành cách mạng Nguyễn Văn Hoan (1907-1991) sưu tầm được, đã trao tặng lại cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.
Bản thân ông Nguyễn Văn Hoan cũng là một "hạt giống đỏ". Năm 1927 ông tham dự lớp huấn luyện chính trị do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giảng dạy tại Quảng Châu, Trung Quốc. Trở về nước hoạt động cách mạng, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án tù khổ sai, đày ra Côn Đảo năm 1930.
Trưng bày còn mang đến cho người xem một Bảo vật Quốc gia khác là tác phẩm Đường Kách Mệnh của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, do Bộ Tuyên truyền của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông ấn hành lần đầu tiên tại Quảng Châu (Trung Quốc) năm 1927.
Hay Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương do đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng khởi thảo, được thông qua tại hội nghị Trung ương Đảng lần thứ nhất tháng 10-1930.
Bé gái người Úc sang Việt Nam du lịch và xuất hiện tình trạng nôn ói nhiều, đau bụng, mệt lả, nhập viện trong tình trạng sốc sâu.
Thượng tướng Lương Tam Quang yêu cầu Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội khẩn trương mở rộng điều tra vụ án tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa, củng cố tài liệu, chứng cứ đề nghị truy tố trước pháp luật.
Chiều 26/7, nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2023), Đoàn công tác T.Ư Đoàn do Bí thư Thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Ngọc Lương, dẫn đầu đến thăm, tặng quà tri ân Mẹ Việt Nam Anh hùng tại TP. Cần Thơ.
Tác giả Võ Thành Vinh (tỉnh Nghệ An) chụp những người công nhân điện áo vàng cam đang treo mình giữa không trung vì nguồn điện phục vụ đời sống người dân và đặt tên cho tác phẩm của mình là ‘Lấp lánh nốt nhạc cam’.
Ngày 26/3, Thành Đoàn Cần Thơ tổ chức kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024).
Ngày 6-10, tại TP.HCM, ban tổ chức giải Sách hay 2024 (thuộc dự án khuyến đọc Sách hay, Viện giáo dục IRED và Sáng kiến OpenEdu) đã trao giải cho các tác giả và tác phẩm xuất sắc do học giả và độc giả bình chọn.
Cây cầu khỉ bất ngờ sập xuống khiến người phụ nữ 41 tuổi, ở TP Long Xuyên, rơi xuống kênh, bị cọc gỗ dưới nước đâm xuyên đùi.
Những năm qua, rùa biển liên tục về đẻ trứng tại bờ biển xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định). Dù sớm hay khuya, các thành viên Tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải luôn có mặt đỡ đẻ cho rùa.
Việt Nam nên thành lập Ngày hiến tạng, lấy tên người hiến tạng đặt tên đường, nhằm tôn vinh và tuyên truyền nghĩa cử này, từ đó tăng nguồn hiến.