Những năm qua, rùa biển liên tục về đẻ trứng tại bờ biển xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định). Dù sớm hay khuya, các thành viên Tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải luôn có mặt đỡ đẻ cho rùa.
Theo anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng (39 tuổi, tổ trưởng Tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải), tổ này gồm 50 người ở xã Nhơn Hải, trong đó có 8 người thường xuyên theo dõi, bảo vệ và đỡ đẻ cho rùa biển dưới sự hướng dẫn của anh.
Theo anh Sáng, Tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải được thành lập từ nhiều năm trước nhằm bảo vệ, duy trì hệ sinh thái thủy sản ở đây. Những năm gần đây, khi rùa biển xuất hiện thì mọi người ai nấy cũng hào hứng tham gia bảo vệ, đỡ đẻ cho rùa.
"Mọi người trong tổ chúng tôi thấy rùa biển xuất hiện đều rất yêu quý và thích thú. Chúng tôi rất yêu loài động vật này vì nó hiền lành, dễ thương", anh Sáng tâm tình.
Cũng theo anh Sáng, năm 2021, rùa biển bắt đầu về bãi biển Nhơn Hải đẻ trứng từ tháng 5 cho đến tháng 9. Anh và một số người dân kéo nhau ra biển quan sát, theo dõi rùa đẻ. Sau đó, anh được các cán bộ Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định hướng dẫn cách đỡ đẻ cho rùa.
"Hồi đó chúng tôi thấy rùa lên bờ đẻ trứng nhưng trứng không nở được vì bị sóng cuốn trôi mất, ai cũng tiếc. Ngày chúng tôi được cán bộ chi cục hướng dẫn cách đỡ đẻ cho rùa, mọi người mới vỡ lẽ ra và từ đó luôn hỗ trợ, đỡ đẻ cho rùa rồi "cứu hộ" trứng rùa đến nơi ấp nở an toàn", anh Sáng chia sẻ.
Theo anh Sáng, để nâng cao kinh nghiệm, anh đã lên mạng học cách người dân ở Côn Đảo đỡ đẻ cho rùa sau đó truyền đạt lại cho mọi người.
Điều quan trọng nhất trong việc đỡ đẻ cho rùa biển, theo anh, là nếu ổ trứng gần mực nước thì lập tức di dời để thủy triều không thể đánh vào.
"Trong vòng 24 tiếng đồng hồ sau khi rùa đẻ trứng, mình phải di dời nếu không sau đó trứng rùa sẽ hình thành các dây thần kinh ở cổ. Việc di dời sẽ tác động xấu đến rùa con sau này", anh Sáng nói thêm.
Thời điểm lần đầu tiên rùa con "chào đời" ở Nhơn Hải, anh và mọi người vỡ òa sung sướng. Anh Sáng phấn khích nói: "Lúc đó là năm 2021, buổi trưa tôi đang ăn cơm với gia đình, mọi người chạy qua nhà báo tin thấy rùa con bò trên bãi cát. Tôi liền bỏ cơm chạy ra đứng nhìn.
"Cái cảm giác được tận mắt chứng kiến cảnh các chú rùa con bé xíu bò trên bờ biển rồi bơi theo dòng nước khiến tôi hạnh phúc lắm. Đó là khoảnh khắc tuyệt vời, khác xa với mình xem trên tivi. Nó cho tôi cảm xúc như được trả ơn với mẹ thiên nhiên, biển cả", anh Sáng xúc động nói.
Theo anh Sáng, những ổ trứng nào gần mực nước, anh và người dân sẽ di dời về khu vực bãi biển được dành riêng cho rùa đã căng kéo dây bảo vệ.
"Tính đến bây giờ, tôi cùng mọi người đã đỡ đẻ thành công cho 7 ổ trứng rùa. Mỗi lần nhìn thấy rùa con bò ra biển, tôi lại cảm thấy bồi hồi, xúc động lắm", anh Sáng bày tỏ.
Anh Phạm Văn Chung (29 tuổi, thành viên Tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải) nói: "Những năm qua rùa biển thường xuyên đẻ trứng ở đây đã thu hút rất đông du khách tìm đến. Chúng tôi cảm thấy rất vui vì mình đã làm được việc ý nghĩa".
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa - chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định - cho biết trước đây đơn vị đã phối hợp với các cơ quan chức năng truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cần thiết trong việc bảo vệ rùa biển cho anh Sáng và người dân xã Nhơn Hải.
"Hiện tại Tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải đang phối hợp với chính quyền địa phương làm rất tốt công tác bảo vệ và đỡ đẻ cho rùa biển. Công sức của anh Sáng và mọi người ở đây là rất đáng ghi nhận", ông Nghĩa chia sẻ.
Hết giờ làm nhiệm vụ, các chiến sĩ ở các điểm đảo của Trường Sa bắt tay vào chăm sóc cho vườn rau của đơn vị. Giữa cái nắng, cái gió mặn mòi của biển cả, qua bàn tay chiến sĩ cây nào cũng xanh tươi.
Sáng 24-4, Bí thứ thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy trao cờ xuất quân cho các đoàn hành trình Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông.
Biến rác thải nhựa thành những biển báo giao thông, khu vui chơi cho trẻ em... là những cách làm sáng tạo của tuổi trẻ tỉnh Đắk Lắk.
Đề án “Chuyển đổi số các hoạt động của Hội Sinh viên Việt Nam giai đoạn 2024 – 2028” của T.Ư Hội SVVN đặt mục tiêu xây dựng dữ liệu về cán bộ Hội, hội viên, sinh viên “đúng, đủ, sạch, sống”; đến năm 2028 hoàn thiện và phát triển các dịch vụ số tổ chức hoạt động cho hội viên, sinh viên.
Trong biển người mênh mông, làm sao em có thế tìm thấy anh? Đó là câu trả lời mà hơn 30 năm qua em vẫn chưa có lời giải.
Trong những ngày đầu năm Giáp Thìn, lượng du khách đến vơi Thánh địa Mỹ Sơn tăng nhiều, đặc biệt là khách nước ngoài chiếm 80%.
Cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn năm 2024 do T.Ư Đoàn tổ chức, với giải thưởng gồm tiền mặt và hỗ trợ nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm để triển khai dự án. Trong đó, giải Nhất có mức hỗ trợ vay vốn tối đa 1 tỷ đồng.
Hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, hàng nghìn đoàn viên thanh niên tỉnh Quảng Ngãi đã xung kích từ đồng bằng đến miền núi, góp một phần sức mình giúp đỡ, hỗ trợ đời sống người dân trên địa bàn.
Vở diễn về anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản mấy chục năm qua quá quen thuộc với khán giả nhí. Hè năm nay sân khấu Sen Việt đã viết mới với tên gọi Lá cờ thêu 6 chữ vàng và thể hiện theo hình thức nhạc kịch dân ca Nam bộ.