Những đường dây hậu trường kết nối Nga - Ukraine

19:20 29/10/2023

Cách xa tầm mắt công chúng và phía sau khói lửa chiến tuyến, Ukraine và Nga vẫn trao đổi thông tin với nhau nhờ những kênh liên lạc đặc biệt.

Hai nước đang đàm phán về một số vấn đề cốt lõi như trao đổi tù binh và thi thể binh sĩ tử trận, tàu thuyền qua lại các cảng Biển Đen của Ukraine và gần đây nhất là thỏa thuận đưa trẻ em Ukraine trở về từ Nga.

Trong một số trường hợp, Moskva và Kiev sử dụng các bên trung gian như Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Arab Saudi, Vatican và Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC).

Nhưng hầu hết các cuộc trao đổi đều được thực hiện trực tiếp giữa hai bên, bởi những đại diện cá nhân và thông qua điện đàm, theo các quan chức Ukraine tham gia quá trình thảo luận.

Không bên nào muốn quảng bá rầm rộ về những kênh hậu trường này.

"Việc đó vô cùng khó khăn về mặt cảm xúc", Dmytro Usov, quan chức tình báo quân sự Ukraine, người đứng đầu một trung tâm điều phối giám sát các cuộc đàm phán trao đổi tù binh, cho hay.

"Họ là kẻ thù, nhưng nếu muốn đàm phán thì chúng ta phải vượt qua được xung đột lợi ích. Chúng tôi hiểu rằng bất kể điều gì đã xảy ra, bất kể mối quan hệ hiện tại giữa hai bên như thế nào, chúng tôi, với tư cách người Ukraine, luôn quan tâm đến việc đưa những người bảo vệ chúng tôi trở về. Nếu từ chối mọi kênh liên lạc, chúng tôi sẽ không thể làm điều đó", Usov nói thêm.

Các kênh trung gian chỉ đóng vai trò dự phòng. "Nếu chúng tôi có thể tự làm được thì chúng tôi sẽ tìm cách giải quyết", cố vấn Tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak nói.

Giới chuyên gia nhận định trong bối cảnh hiện nay, không có nhiều cơ hội đàm phán nhằm kết thúc xung đột. Tháng 3/2022, hàng loạt cuộc đàm phán hòa bình đã thất bại. Thay vào đó, các kênh liên lạc hậu trường thường được Ukraine và Nga sử dụng để thảo luận về những lợi ích chung, trong đó có việc trao đổi tù binh.

Về phía Nga, việc đàm phán trao đổi tù binh được thực hiện bởi một trung tâm điều phối trực thuộc Bộ Quốc phòng Nga, trong đó có Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB). Usov cho hay các chính trị gia Nga và những đội quân chiến đấu như nhóm lính đánh thuê Wagner và Akhmat, do lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov điều hành, cũng đã tiến hành vận động để thả tù binh.

Công ước Geneva kêu gọi trao đổi tù binh sau khi xung đột kết thúc. Nhưng theo Usov, Ukraine mong muốn nhận lại các binh sĩ bị bắt càng nhanh càng tốt vì lo ngại họ có thể bị ngược đãi.

Không bên nào tiết lộ có bao nhiêu binh sĩ đã bị bắt.

Các cuộc trao đổi tù binh, cùng với việc trao đổi thi thể những binh sĩ thiệt mạng, hầu hết diễn ra ở khu vực Sumy, đông bắc Ukraine, nơi duy nhất trên biên giới mà lực lượng Nga không tích cực tiến công. Tuy nhiên, pháo kích vẫn xảy ra hàng ngày và lệnh ngừng bắn thường sẽ được tuyên bố khi quá trình trao đổi diễn ra.

Oleh Kotenko, quan chức Ukraine giám sát việc chuyển giao và tìm kiếm binh sĩ mất tích, cho biết khoảng hai lần một tháng, Nga và Ukraine sẽ chở thi thể các binh sĩ thiệt mạng tới điểm gặp mặt trên những chiếc xe tải đông lạnh để tiến hành trao đổi.

Những chuyên gia của ICRC sẽ kiểm tra tài liệu liên quan. Các thành viên của cơ quan an ninh Nga và Ukraine đứng quan sát.

"Thời gian, địa điểm và số lượng thi thể sẽ được thống nhất với phía Nga", Kotenko cho hay, thêm rằng đường dây liên lạc do ICRC khởi xướng vào mùa hè năm 2022.

Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành địa điểm chính để hai bên xúc tiến đàm phán khi có bế tắc. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã xây dựng thành công mối quan hệ với Nga và Ukraine. Ông lên án chiến dịch quân sự của Moskva, nhưng đồng thời cũng bác bỏ các biện pháp trừng phạt phương Tây nhằm vào Nga và đóng vai trò cầu nối cho lĩnh vực tài chính Nga.

Đã có một số cuộc gặp giữa quan chức Ukraine và Nga ở Istanbul, nhưng nội dung đàm phán thường không được tiết lộ và tổng số cuộc họp cũng không rõ ràng.

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov là một trong những quan chức dẫn dắt các cuộc đàm phán tại Istanbul cho đến tháng 9. Là người dân tộc Tatar Crimea, ông thông thạo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và đã phát triển được các mối liên lạc ở Thổ Nhĩ Kỳ trong quá trình đàm phán thả tù nhân Tatar sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi năm 2014.

Thỏa thuận ngũ cốc được công bố hồi tháng 7/2022 là kết quả của một quá trình đàm phán như vậy, kéo dài trong nhiều tháng.

Thứ trưởng Cơ sở Hạ tầng UkraineYury Vaskov, người tham gia đàm phán, cho biết không có cuộc gặp trực tiếp riêng nào giữa đôi bên về thỏa thuận ngũ cốc. Thay vào đó, các cuộc trao đổi diễn ra theo hình thức 4 bên: Thổ Nhĩ Kỳ, Liên Hợp Quốc, Ukraine và Nga.

Sau các cuộc thảo luận bên lề đàm phán ngũ cốc, cuộc trao đổi tù nhân lớn nhất cho đến nay đã được thống nhất. 215 lính Ukraine và 10 chiến binh nước ngoài được trao đổi vào tháng 9/2022 với 55 sĩ quan Nga và chính trị gia Ukraine thân Nga Viktor Medvedchuk.

215 người Ukraine được đưa tới Thổ Nhĩ Kỳ và các chiến binh nước ngoài, gồm 5 công dân Anh, 2 người Mỹ, một người Morocco, một người Croatia và một người Thụy Điển, tới Arab Saudi.

Usov cho hay việc Arab Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ tham gia quá trình đàm phán sẽ giúp đảm bảo rằng Nga ít có khả năng rút lui khiến hai đối tác quan trọng phật lòng. Cuộc trao đổi tù binh gần nhất giữa Nga và Ukraine diễn ra vào tháng 7, với 45 người mỗi bên.

Vatican là một trung gian khác. Ukraine đã vận động hành lang thông qua Giáo hội Công giáo để yêu cầu Nga trao trả tất cả những người không tham chiến như đầu bếp hay y tá. Theo Công ước Geneva, không được phép bắt những người không tham chiến làm tù binh.

Trong một động thái hiếm hoi của Vatican, Kyrylo Budanov, giám đốc tình báo quân đội Ukraine, đã được mời đến gặp Giáo hoàng Francis vào mùa hè năm ngoái.

Usov cho hay quá trình hợp tác với Vatican để vận động trao trả những người không chiến đấu "đang tiếp tục được xúc tiến".

Ukraine đã chuyển các thông điệp và danh sách những người không tham chiến bị bắt cho sứ thần Giáo hoàng tại Kiev, Tổng giám mục Visvaldas Kulbokas. Ông sau đó chuyển chúng qua Tòa thánh tới Giáo hội Chính thống giáo Nga ở Moskva. Người đứng đầu Giáo hội Chính thống Nga, Thượng phụ Kirill, chuyển thông điệp tới Điện Kremlin, theo một quan chức Ukraine giấu tên am hiểu vấn đề.

Trong tháng qua, Qatar đã giúp hồi hương 4 đứa trẻ Ukraine từ Nga, biến nước này trở thành quốc gia thứ ba, sau Thổ Nhĩ Kỳ và Arab Saudi, đóng vai trò trung gian cho một thỏa thuận thành công giữa Moskva và Kiev. Một quan chức liên quan đến thỏa thuận cho biết Qatar đã can thiệp vì tính phức tạp của sự việc.

Hồi tháng 3, Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) đã phát lệnh bắt đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Ủy viên phụ trách quyền trẻ em Nga Maria Lvova-Belova, cáo buộc họ liên quan đến việc cưỡng bức di dời trẻ em Ukraine.

Nga không công nhận quyền tài phán của ICC và coi các quyết định của tòa là "vô hiệu". Moskva nhấn mạnh trẻ em được sơ tán khỏi vùng chiến sự dưới sự đồng thuận của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp để tránh nguy hiểm và sẽ trở về Ukraine khi đủ điều kiện an toàn.

Thông thường, Nga chỉ trao trả trẻ em cho người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của chúng, đồng nghĩa cha mẹ hoặc người thân khác phải đến Nga, hành trình khó thực hiện trong điều kiện xung đột.

Có một đường dây liên lạc về trẻ em mất tích giữa thanh tra nhân quyền Ukraine Dmytro Lubinets và người đồng cấp Nga Tatiana Moskalova, nhưng Lubinets cho biết nó không mang lại kết quả. Họ đã gặp nhau trực tiếp hai lần, một lần ở biên giới Ukraine - Nga vào tháng 10/2022 và một lần ở Istanbul hồi tháng một.

Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 3, các nhóm trẻ em đã quay trở lại Ukraine đều đặn hơn. Các em được đưa đến vùng cực tây của biên giới Ukraine - Belarus, đi bộ qua biên giới và được tổ chức phi chính phủ Save Ukraine đón.

Lubinets nói rằng quá trình trở nên dễ dàng hơn sau động thái của ICC. Nhưng ông từ chối giải thích chi tiết trẻ em được đưa về với bố mẹ thế nào. "Chưa đến lúc chúng tôi công bố cụ thể quy trình", ông nói.

Vũ Hoàng (Theo Washington Post)

Có thể bạn quan tâm
Ông Macron nói đã cân nhắc kỹ ý tưởng đưa quân đến Ukraine

Ông Macron nói đã cân nhắc kỹ ý tưởng đưa quân đến Ukraine

16:10 01/03/2024

Tổng thống Pháp khẳng định mọi phát biểu về khả năng đưa quân đến Ukraine đã được tính toán kỹ, bất chấp phản ứng từ các đồng minh phương Tây.

Cận cảnh tàu ngầm tấn công hạt nhân Triều Tiên mới hạ thủy

Cận cảnh tàu ngầm tấn công hạt nhân Triều Tiên mới hạ thủy

17:20 08/09/2023

Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên (KCNA) cho biết, lễ hạ thuỷ tàu ngầm tấn công hạt nhân chiến thuật đầu tiên của nước này diễn ra hôm 6/9, có sự tham dự của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (giữa) dự lễ hạ thủy tàu ngầm tấn công hạt nhân chiến thuật mới của nước này, ngày 6/9. Phát biểu tại buổi lễ, ông Kim Jong-un nói việc trang bị vũ khí hạt nhân cho hải quân Triều Tiên là nhiệm vụ cấp bách, cam kết sẽ...

Việc đưa tên lửa siêu thanh Zircon bất khả chiến bại của Nga vào sử dụng ‘không phải thủ tục nhanh chóng’

Việc đưa tên lửa siêu thanh Zircon bất khả chiến bại của Nga vào sử dụng ‘không phải thủ tục nhanh chóng’

01:10 27/01/2024

Tên lửa siêu thanh Zircon của Nga có thể bay với tốc độ tới 11.000 km/h và bắn trúng một con tàu đang di chuyển.

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao ghi sổ tang tưởng niệm Quốc vương Kuwait Sheikh Nawaf Al-Ahmad Al-Jaber Al-Sabah

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao ghi sổ tang tưởng niệm Quốc vương Kuwait Sheikh Nawaf Al-Ahmad Al-Jaber Al-Sabah

00:20 20/12/2023

Ngày 19/12, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã đến Đại sứ quán Kuwait tại Việt Nam ghi sổ tang, chia buồn về việc Quốc vương Kuwait Sheikh Nawaf Al-Ahmad Al-Jaber Al-Sabah qua đời.

Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường hiện diện ngoại giao ở Trung Quốc

Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường hiện diện ngoại giao ở Trung Quốc

23:00 02/06/2024

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan bắt đầu chuyến ​​thăm Trung Quốc từ ngày mai, 3/6.

Tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và Nam Phi

Tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và Nam Phi

17:20 14/12/2023

Ngày 14/12, tại Hà Nội, ông Phan Anh Sơn, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) tiếp bà Humile Mashatile, Phu nhân Phó Tổng thống Nam Phi Paul Mashatile.

Ảnh ấn tượng (6-12/5): Nga nói ‘sự lựa chọn là của phương Tây’, Moscow sẵn sàng đối thoại; diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ảnh ấn tượng (6-12/5): Nga nói ‘sự lựa chọn là của phương Tây’, Moscow sẵn sàng đối thoại; diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

08:50 13/05/2024

Lễ nhậm chức Tổng thống Nga, ông Putin khẳng định Moscow sẵn sàng đối thoại với phương Tây, cuộc gặp ba bên Trung Quốc-Pháp-EU, Việt Nam diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, National Review… tổng hợp.

Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi và những thông điệp, góc nhìn

Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi và những thông điệp, góc nhìn

09:30 01/08/2023

Bối cảnh quốc tế phức tạp hiện nay đòi hỏi cả Nga và châu Phi phải điều chỉnh quan điểm và hành động trước các vấn đề quốc tế và song phương.

Nhà ngoại giao Mexico lý giải những bước tiến thần kỳ của Việt Nam

Nhà ngoại giao Mexico lý giải những bước tiến thần kỳ của Việt Nam

21:20 27/09/2023

Trong nhiều thế kỷ qua, Việt Nam không chỉ đứng vững trước mọi biến thiên của lịch sử mà còn đạt được nhiều thành tựu kỳ diệu như ngày nay.

Co loi xay ra
Co loi xay ra